Tin được xem nhiều

Trang nhất » Tin Tức » Tin hoạt động

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm: Bốn vấn đề

Thứ sáu - 22/08/2008 05:29
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Thế Ngọc chủ trì cuộc họp báo

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Thế Ngọc chủ trì cuộc họp báo

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Thế Ngọc chủ trì cuộc họp báo thường kỳ của Bộ tại Hà Nội ngày 19/8 đã khẳng định sự đóng góp tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí đối với ngành TN&MT những năm qua. Báo chí đã góp phần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng, đấu tranh phê phán việc sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bổ sung những bất cập trong chính sách quản lý TN&MT.
"Chúng tôi sẽ tổ chức những buổi họp báo định kỳ trong năm, thông tin với báo chí và nghe báo chí phản ánh những bức xúc về thực trạng và cơ chế chính sách liên quan đến TN&MT. Mong báo chí tiếp tục hỗ trợ ngành trong thời gian tới...", Thứ trưởng nói.

Gần 70 nhà báo thuộc hơn 40 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương tham dự đặc biệt quan tâm đến bốn lĩnh vực của ngành là môi trường, địa chất khoáng sản, khí tượng thủy văn và tài nguyên đất.

Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có thể song hành

Phóng viên Vietnam Economic News hỏi: Thời gian qua, một số chuyên gia môi trường quốc tế có nêu vấn đề Luật Bảo vệ môi trường cần phải sửa đổi tốt hơn, đặc biệt là các chế tài. Vậy sắp tới Bộ có dự định sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường hay không? Ông Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, nhiều đại biểu Quốc hội từng nêu vấn đề sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường. Điều đó là bình thường, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và những thay đổi công nghệ. Ở Việt Nam và trên thế giới, môi trường là một ngành mới, nên việc liên tục ban hành văn bản luật hoàn toàn cần thiết.

Ví dụ, việc nhập khẩu phế liệu thép hiện rất phổ biến và kéo dài từ nhiều năm. Làm sao để giải quyết vấn đề này? Cần chú ý 2 điểm: Một là, phải soi vào Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường để thực hiện cho thích ứng. Hai là cần ban hành một tiêu chuẩn về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chính xác hơn. Tổng cục Môi trường sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ để họp chuyên gia, trong nước và quốc tế, rút kinh nghiệm từ những vụ việc vừa qua, sớm ban hành tiêu chuẩn này.

Trả lời phóng viên Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam về việc ban hành tiêu chí môi trường đánh giá sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp, theo ông Tuyến, đã có một nỗ lực chuẩn bị ban hành Nhãn môi trường xanh, bằng chứng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất thân thiện môi trường, sản phẩm giành được cảm tình của xã hội. Sản phẩm của họ sẽ được dán nhãn môi trường xanh. Giải thưởng bảo vệ môi trường cũng đã được thực hiện trong nhiều năm cần xây dựng mang tính thống nhất, phổ quát. Tới đây Bộ sẽ tổ chức xét chọn giải thưởng một cách có hệ thống, có quy chế.

"Tôi nghĩ rằng việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có thể đi đôi với nhau. Vấn đề là phải có lộ trình phù hợp, sự đồng thuận giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Gần đây, chúng tôi rất mừng là Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản đề nghị Bộ TN&MT đưa ra các tiêu chí bảo vệ môi trường để lồng vào tiêu chí xét khen thưởng các địa phương, cá nhân, doanh nghiệp… Chất lượng cuộc sống cao không thể nằm ngoài môi trường sống đảm bảo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường", Phó Tổng cục trưởng Bùi Cách Tuyến nói.

Rà soát toàn diện việc phân cấp cấp phép hoạt động khoáng sản của các địa phương

Trả lời câu hỏi của phóng viên Ban Tin trong nước - Thông tấn xã Việt Nam về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và việc xuất khẩu lậu khoáng sản qua biên giới diễn ra ở nhiều địa phương, kết quả kiểm tra cấp phép ở các địa phương về chế biến và khai thác khoáng sản, về thanh tra chuyên ngành khoáng sản, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Xuân Hường cho biết:

Nhu cầu sử dụng khoáng sản ngày một tăng mạnh, nhất là nhu cầu từ bên ngoài, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và xuất khẩu lậu khoáng sản qua biên giới nhiều hơn, gây tổn thất tài nguyên và thất thu cho ngân sách. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10/2005/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản. Trước tình hình và yêu cầu quản lý mới hiện nay, Bộ đã nghiên cứu, dự thảo Chỉ thị mới đang trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành Chỉ thị thay thế Chỉ thị số 10/2005/CT-TTg nói trên.

Một trong những giải pháp quan trọng để góp phần tăng cường quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản là chủ trương kinh tế hóa lĩnh vực này, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Cục đang nghiên cứu kiến nghị ban hành các văn bản quy định về các mức thuế khoáng sản hợp lý, cơ chế đấu thầu khai thác mỏ, định giá mỏ, hoàn trả một phần ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho điều tra, thăm dò khoáng sản...

Đến nay, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản về việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp giấy phép tận thu khoáng sản, giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn..., UBND các tỉnh đã cấp khoảng 3.000 giấy phép hoạt động khoáng sản các loại. Nhìn chung việc cấp phép thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, do chưa quy định cụ thể nên còn xảy ra mất an toàn lao động, môi trường chưa được quan tâm đúng mức, chia nhỏ mỏ để cấp cho nhiều tổ chức và nhất là những sai sót trong cấp phép đối với các khoáng sản kim loại - là những loại khoáng sản phức tạp, đòi hỏi đầu tư nghiên cứu và công nghệ cao, còn thiếu nhiều thông tin, số liệu. Bộ đã chỉ đạo phối hợp với các địa phương kiểm tra để khắc phục những trường hợp sai sót này. Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo kiểm tra, rà soát toàn diện việc phân cấp cấp phép hoạt động khoáng sản của các địa phương, cũng là một trong những nội dung để tổng kết xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi).

Từ tháng 5/2008 trở về trước thanh tra khoáng sản trực thuộc Thanh tra Bộ. Nhiệm vụ này được giao cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từ tháng 6 năm 2008. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh tổ chức Thanh tra Khoáng sản của Cục, gắn với việc tiếp thu các kết quả của Dự án nâng cao năng lực thanh tra khoáng sản mà Cục đang phối hợp với các chuyên gia Đức thực hiện do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ kinh phí.

Chỉ một đến  hai năm tới, năng lực cảnh báo lũ quét  sẽ tiến triển

Phóng viên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và báo Hà Nội Mới đã liên tiếp đặt ra những câu hỏi chất vấn về chất lượng dự báo trong đợt mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua, khả năng đo đạc, truyền tin của các trạm cảnh báo lũ sớm, việc tăng cường phổ biến kiến thức và thông tin tới người dân về lũ quét...

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Từ ngày 5/8, Trung tâm đã cảnh báo chiều và đêm 7/8 có khả năng mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đề phòng lũ quét, sạt lở đất. Việc cảnh báo này liên tục trong suốt 20 bản tin của Trung tâm phát ra từ ngày 3 đến 8/8.

Về khả năng dự báo lũ quét, sát lở đất, ông Tăng khẳng định chưa quốc gia nào trên thế giới đưa ra dự báo chính xác, tất cả mới chỉ ở giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm. Các hệ thống cảnh báo lũ quét hiện nay mới chỉ quan tâm đến lượng mưa trong khi còn nhiều yếu tố khác gây ra lũ quét như địa hình, địa chất, chất chướng ngại, địa chất, điều kiện cư trú...

Theo ông Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, hiện ngành KTTV chưa có hệ thống cảnh báo lũ quét, Viện mới lắp đặt 2 trạm tự đo mưa và tự truyền số liệu qua sóng điện thoại di động tại xã Cát Thịnh và xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Trong thiết bị này có cài đặt thêm phần cảnh báo, nếu lượng mưa trong 3 tiếng lớn hơn 60mm thiết bị sẽ phát báo động cấp 1, lớn hơn 80mm báo động cấp 2 và lớn hơn 100mm báo động cấp 3. Tuy nhiên trong đợt mưa lũ vừa qua, lượng mưa mà thiết bị đo được chưa vượt ngưỡng báo động và hai xã này không xảy ra lũ quét.

Vậy bao giờ nước ta mới có hệ thống cảnh báo lũ quét chính thức? Ông Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia cho biết Trung tâm đang được Bộ TN&MT đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống rađa thời tiết, một công cụ hiệu quả để theo dõi, cảnh báo thời tiết. Đồng thời Trung tâm cũng trang bị cho các đài, trạm các thiết bị tự đo tự truyền tin, triển khai việc dự báo dài hạn, mật độ dày hơn để tăng cường năng lực dự báo. Cùng với sự tiến bộ của các mô hình dự báo, năng lực cảnh báo lũ quét trong 1-2 năm tới sẽ có tiến triển.

Để giảm thiểu thiệt hại của lũ quét và sạt lở đất, theo ông Bùi Minh Tăng, ở vùng núi, mỗi thôn bản nên có một đội phòng chống lũ quét, có mô hình hoạt động giống như đội cannh đê. Mỗi khi có mưa lớn, đội này đi khảo sát, rà soát những vùng bị ứ đọng nước thì phải khơi thông dòng chảy, nhắc nhở dân di dời...

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và "quy hoạch treo" đặc biệt được quan tâm

Trả lời câu hỏi Luật Đất đai sửa đổi lần này có quan tâm đến việc Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, cần tạo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Trần Thế Ngọc cho biết, theo quy định hiện hành, nhà đầu tư trong nước chỉ được trả tiền thuê đất hàng năm, trong khi nhà đầu tư nước ngoài được trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm tùy chọn. Hiện tại, Dự thảo điều chỉnh theo hướng đảm bảo công bằng, tất cả những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm cho thời gian thuê.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc xử lý "quy hoach treo", một nội dung sửa đổi bổ sung của Luật Đất đai lần này liên quan tới tài chính đất đai. Ông Khuyến cho biết: Hiện phương pháp định giá sát giá thị trường đã quy định trong Nghị định 123. Vấn đề định giá đất là rất khó và cần có thời gian. Ở Đài Loan, có một hệ thống định giá viên có thẻ, hàng năm họ cập nhật và đưa lại thông tin cho cơ quan định giá. Đối với nước ta, Bộ đang nghiên cứu một số phương pháp để đảm bảo sát giá thị trường, như phương pháp so sánh hoặc thông qua giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc thông tin thu thập từ giao dịch trên thực tế. Trên cơ sở đó, giá đất sẽ tiệm cận giá thị trường trong điều kiện bình thường.

Về xử lý quy hoạch treo, dự án treo, ông Khuyến cho biết hướng của Bộ là rà soát lại tất cả các dự án triển khai chậm trong cả nước. Dự án nào có tính khả thi tốt, sẽ hỗ trợ để được triển khai, đảm bảo sự phát triển của địa phương. Dự án nào không thực hiện được có thể nghiên cứu điều chỉnh. Kiên quyết thu hồi dự án nào không thực hiện nổi.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Nhật Tân

Nguồn tin: monre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bản đồ giá đất
Quyết định khu vực cấm, phương án khai thác khoáng sản
Công bố các văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường
Công bố quy hoạch sử dụng đất tỉnh phú thọ đến năm 2020
Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh phú thọ
Bản đồ hành chính

Tra tin theo ngày tháng

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
2022 << 9/2023 >> 2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cổng TTDT Chính phủ
Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ
Dịch vụ công trực tuyến Bộ TN và MT
Dịch vụ công trực tuyến
Du lịch Phú Thọ
Tài liệu tuyên truyền pháp luật
Cục Công nghệ thông tin
Cục đo đạc và bản đồ
Cục bảo vệ môi trường
Chung tay phòng, chống Đại dịch COVID
Thông tin chỉ đạo điều hành
Dự báo thời tiết

Thống kê truy cập

vay cong so Đang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 94


thời trang công sở Hôm nay : 1288

thoi trang han quoc Tháng hiện tại : 815359

4 Tổng lượt truy cập : 40307074

Bảng giá đất


san panel thi công nhà xưởng nồi hơi tầng sôi thi công trần nhà Chung cư Sunrise City Lê Văn Lương chung cư thương mại Dự án chung cư Đồng Phát Park View Vinhomes Riverside Hải Phòng Vinhomes metropolis Liễu Giai Dự án Vinhomes dong phuc Giá máy làm đá viên Máy bào đá tự động may lam da nắp hố ga đầu cáp ngầm 24kv