Dự án: “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” Địa điểm thực hiện: Tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba - 02/08/2022 15:57
Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
Tên chủ dự án: Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ
Địa chỉ trụ sở: Số nhà 1508, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
Điện thoại: 02103 846576; Fax: 02103 853 574;
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
Ông: Đỗ Thế Nam - Chức vụ: Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó:
Giai đoạn từ năm 2022 - 2023: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công dự án;
Từ năm 2023 - 2025: Thi công đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của dự án:
Vị trí dự án tuyến đường nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có tổng chiều dài tuyến đường là 13,0 km, nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương và xã Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ với:
Điểm đầu tuyến: Tại KM31+500 ĐT.314 giao với QL.70B tại KM13+850 (Ngã ba Chu Hưng) thuộc địa phận xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, tọa độ VN2000 (X= 2388068; Y= 530596)
Điểm cuối tuyến: Giao với QL.70 tại KM23+600 thuộc địa phận xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, tọa độ VN2000 (X= 2398163; Y= 526938).
Vị trí đoạn đường 314 nâng cấp, cải tạo
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất:
Vị trí khu vực dự án được thực hiện trên tuyến đường tỉnh ĐT.314 cũ đã có sẵn, xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất, đất canh tác nông nghiệp và các hộ dân dọc 2 bên tuyến đường. Riêng một số vị trí cục bộ cắt khỏi tuyến đường ĐT.314 hiện trạng là vùng đất đồi gò có cao độ so với mặt đường hiện trạng dao động từ 5m - 15m và đất trồng hoa mầu có cao độ thấp hơn so với mặt đường hiện trạng dao động từ 1m – 2m.
Dựa vào nhu cầu sử dụng đất (Đất hành lang an toàn đường bộ: là hành lang dành cho đường, bao gồm phần nền đường theo quy hoạch và hành lang an toàn trên đó có dải cây xanh chống ồn, bụi nhằm cách ly đường với khu vực dân cư 2 bên; Phạm vi đất dành cho đường bộ: tuân thủ theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2014, từ mép ngoài cùng của chân taluy giai đoạn 1 ra mỗi bên 3m) dự kiến tổng diện tích đất chiếm dụng để thực hiện dự án là 75.771 m2, trong đó: Hiện trạng khu vực thực hiện dự án:
Với diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng 75.771 m2, tuyến đường bắt đầu từ ngã ba Chu Hưng thuộc địa bàn xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa và kết thúc điểm cuối giao với QL70 tại km23+600 thuộc địa phận xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa. Với tổng chiều dài tuyến đường cần nâng cấp, cải tạo là 13km, trong đó:
- Dự kiến có khoảng 9.167m đường nâng cấp, cải tạo bám theo tuyến ĐT.314 hiện trạng.
+ Hiện trạng tuyến đường cần cải tạo có chiều rộng mặt đường 4,0m, mặt đường một số vị trí xuống cấp trầm trọng, xuất hiện với vô số ổ voi, ổ gà, kết cấu kỹ thuật mặt đường nhựa ban đầu đã bị phá vỡ hoàn toàn do hàng ngày vẫn phải chịu sự quần đảo của hàng trăm lượt xe quá tải trở gỗ nguyên liệu, gỗ ván và đất từ hoạt động sản xuất chế biến lâm sản và mỏ đất trong vùng. Việc đường xuống cấp đã ảnh hưởng nặng nề đến việc đi lại của người dân, đặc biệt là 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm thuộc huyện Hạ Hòa.
+ Trên tuyến đường hiện trạng có 02 vị trí cầu cũ là Cầu Ấm Hạ (tại KM32+185.35) và cầu Hà Lương (tại KM39+952.89). Các cầu này hiện trạng còn tốt, dầm chủ dạng chữ T kết cấu BTCT, khe co giãn dạng cao su cốt bản thép, gồm 6 modul 1m, hiện trạng các tấm modul khe lão hoá cao su, bị bong bật, một số modul lộ tấm bản thép, mất liên kết, nước mưa chảy qua khe co giãn xuống đầu dầm gây rêu mốc ẩm ướt. Bê tông khe xuất hiện các vết nứt dọc, nứt ngang; Tứ nón mố bị lún sụt, một phần đất trong mố bị xói. Do vậy chỉ tiến hành sửa chữa những hạng mục hư hỏng nhằm tăng tuổi thọ của cầu.
- Một số vị trí đoạn đường nâng cấp, mở rộng cắt khỏi tuyến đường tỉnh ĐT.314 hiện trạng lên đồi thấp hoặc khu vực trồng hoa màu theo sườn tuyến cũ và tránh đi qua các khu dân cư để giảm thiểu tối đa diện tích đất ở và các công trình hạ tầng của dân cư phải đền bù, giải phóng mặt bằng với tổng chiều dài dự kiến khoảng 3.833 m. Tại thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, trên phần diện tích mở rộng làm mới một số đoạn đường có các công trình nhà ở 01 tầng, nhà cấp 4, nhà bếp, nhà tôn, nhà tạm của các hộ dân thuộc 04 xã ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương và xã Đại Phạm thuộc huyện Hà Hòa.
Khu vực dự án không đi qua khu bảo tồn, rừng đặc dụng cần bảo tồn, không đi qua các khu di tích lịch sử hay đền chùa miếu mạo cũng như các công trình kiến trúc, kinh tế, xã hội nào.
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường khu vực: Hệ thống giao thông:
- Hiện trạng các quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 tuyến quốc lộ chạy qua, gồm: QL2, QL.2D, QL32, QL32B, QL32C, QL70, QL.70B với tổng chiều dài 499 Km, các tuyến đường quốc lộ cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải của các phương tiện giao thông đi qua khu vực địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Hiện trạng đường tỉnh: Mạng đường tỉnh phân bố tương đối hợp lý, hầu hết đã kết nối quốc lộ trên địa bàn với trung tâm các huyện, xã, các khu du lịch, khu công nghiệp, các cảng đường thủy,.... Một số đường tỉnh kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái,... Hiện tại, có 54 đường tỉnh với tổng chiều dài 786,2km, trong đó:
+ Về kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng có chiều dài 125.40Km, bê tông nhựa 298Km, đá dăm nhựa 330,5Km, cấp phối đá dăm láng nhựa 27Km, cấp phối đất có chiều dài 5,4Km.
+ Về chất lượng mặt đường: tốt 425,2 km, trung bình 79,4Km, xấu 186,4Km, rất xấu 95,2Km.
+ Cấp kỹ thuật: đường cấp III có tổng chiều dài 196Km, đường cấp IV có chiều dài 340,3Km, đường cấp V có chiều dài 234,5Km, còn lại là đường cấp VI và đường chưa vào cấp với chiều dài 15,5Km.
+ Các tuyến đường tỉnh trong thời gian qua đã được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tuy nhiên,với nguồn vốn còn hạn chế nên nhiều tuyến vẫn chưa được nâng cấp, chất lượng còn xấu; dẫn đến hạn chế kết nối giữa các tuyến đường quốc lộ với nhau; ngoài ra còn nhiều tuyến đường tỉnh sử dụng đường tràn nên hạn chế lưu thông trong mùa mưa lũ.
+ Các trục đường tỉnh chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc gồm: ĐT323, 314, 320, 313, 316; 321... được xác định là các trục dọc chính.
+ Các đường tỉnh chạy theo hướng Đông - Tây gồm: ĐT324, ĐT 314B, 314C, ĐT 319,314E , 323C, 323E... được xác định là các trục nganh chính. Hệ thống sông suối:
Tuyến đường xây dựng, nâng cấp, cải tạo chủ yếu bám theo đường tỉnh ĐT.314 cũ, hiện trạng cắt qua 02 ngòi nhỏ tại cầu Ấm Hạ và cầu Hà Lương (Ngòi Cái), theo khảo sát của người dân trong 10 năm gần đây tại khu vực này không xẩy ra hiện tượng ngập úng do mưa bão lũ. Ngoài ra một số vị trí cục bộ cắt qua các khu vực chủ yếu là đồi núi, có cost nền cao hơn rất nhiều so với các mương tiêu, mương thoát nước nên sẽ không xảy ra hiện tượng ngập úng do mưa bão. Hiện trạng lớp phủ thực vật khu vực dự án:
Trong pham vi thực hiện dự án một số vị trí cục bộ cắt khỏi tuyến đường ĐT.314 hiện trạng không cắt qua khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Khoảng cách từ tuyến (bên trái tuyến) đến khu sinh thái nhạy cảm gần nhất là Khu Ao Giời Suối Tiên khoảng 26,4km. Hiện trạng lớp phủ thực vật trên toàn tuyến chủ yếu là rừng sản xuất với các loại cây như cây bạch đàn, cây keo có tuổi thọ từ 3 - 5 năm, với chiều cao trung bình từ 2m đến 5m xen lẫn các trảng cây bụi.
Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Dân cư: Tuyến đường nâng cấp, cải tạo đi qua các khu dân cư nông thôn, nông nghiệp, công nghiệp truyền thống tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương và xã Đại Phạm thuộc huyện Hạ Hòa. Dân cư dọc theo tuyến đường này chủ yếu là các hộ kinh doanh bóc gỗ ván ép vừa và nhỏ, các cửa hàng tạp hóa và canh tác nông nghiệp. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị:
- Đối với khu, cụm công nghiệp dọc tuyến: dọc hai bên tuyến đường không có KCN và CNN.
+ Khoảng cách từ đầu tuyến (bên trái tuyến) đến vị trí Khu công nghiệp Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê khoảng 27,1km.
+ Khoảng cách từ tuyến (bên trái tuyến) đến vị trí quy hoạch Khu công nghiệp Hạ Hòa thuộc xã Xuân Áng khoảng 17 km.
Đối với khu du lịch và hạ tầng đô thị: Khoảng cách từ tuyến đến vị trí Khu du lịch Đầm Ao Châu tại thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa khoảng 5,9 km. Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực Dự án không có công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án Mục tiêu dự án:
Tuyến đường giao thông Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ khi được đầu tư cải tạo, xây dựng sẽ mang lại lợi ích chung cho quốc gia và địa phương, trong đó: Lợi ích quốc gia:
- Nâng cấp quy mô kỹ thuật tuyến đường tỉnh đảm bảo cho tuyến đường liên thông và cùng cấp hạng kỹ thuật trên toàn bộ tuyến. - Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực mà tuyến đi qua và vùng lân cận. Lợi ích địa phương:
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 314 từ cấp V miền núi đã bị xuống cấp nghiêm trọng thành đường giao thông tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối thuận lợi giữa các huyện trong tỉnh từ thị xã Phú Thọ qua huyện thanh Ba, huyện Hạ Hòa và huyện Đoan Hùng, đồng thời kết nối với 2 tuyến đường QL.70 và QL.70B đi các tỉnh Hòa Bình và tỉnh Yên Bái.
- Kết hợp nhiệm vụ phòng chống thiên tai, khắc phục tình trạng chia cắt giữa các vùng trong mùa mưa, kết nối với các tuyến đường giao thông đối nội theo trục ngang của tỉnh, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện miền núi khó khăn như Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng…
- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói riêng.
- Các hiệu quả kinh tế - xã hội có thể định lượng được gồm:
+ Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Tạo việc làm cho lao động địa phương trong quá trình xây dựng và khai thác của dự án;
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hỗ trợ trong quá trình xây dựng dự án.
Từ các lợi ích to lớn mà dự án mang lại cho Quốc gia và địa phương như phân tích ở trên nhu vậy việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hoà tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương và xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là hoàn toàn cần thiết. Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án: Loại hình dự án: Đây là loại hình dự án đầu tư công thuộc nhóm B với hình thức đầu tư nâng cấp, cải tạo đường giao thông. Quy mô, công suất dự án:
Theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 13/05/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 , chủ trương đầu tư dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” có quy mô tuyến đường cụ thể như sau:
- Đoạn tuyến thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV - miền núi, vận tốc thiết kế VTK=40Km/h (theo TCVN 4054-2005: Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế), với các chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
- Chiều dài tuyến khoảng : L= 13Km;
- Chiều rộng nền đường : Bn= 7,5m;
- Chiều rộng mặt đường : Bm= 2x3,25m=6,5m (gồm cả lề gia cố);
- Chiều rộng lề đất : Blề đất= 2x0,5m=1,0m;
- Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa; kết cấu lề gia cố giống kết cấu mặt đường.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống thoát nước ngang với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30-XB80.
- Xây dựng hệ thống an toàn giao thông theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
Quy mô các hạng mục công trình của dự án:
Thông số xác định:
- Quy mô đầu tư của dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” được xác định căn cứ vào:
+ Mục đích xây dựng và ý nghĩa của tuyến đường (chức năng tuyến đường).
+ Quy hoạch tuyến đường tỉnh 314 trong quy hoạch giao thông tỉnh Phú Thọ.
+ Lưu lượng phương tiện dự báo trên tuyến.
+ Số làn xe được hoạch định theo hướng dẫn tại TCVN 4054:2005. Quy môhạng mục công trình chính của dự án:
Theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 13/05/2021 của HĐND tỉnh Phú Thọ về Quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025, dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” là đường cấp IV miền núi, 2 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 (chiều rộng làn xe B = 2,75 m/làn)
Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cầu: tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 11823:2017; Hoạt tải xe ô tô thiết kế cầu HL-93, người đi bộ 3KN/m2; Tần suất lũ thiết kế: P=4% đối với cầu nhỏ hoặc cống thoát nước địa hình. Bình đồ:
- Bình đồ tuyến thiết kế đảm bảo hài hoà các yếu tố sau:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hình học của đường cấp IV miền núi; vận tốc thiết kế 40km/h, vận tốc thiết kế qua nút giao 24km/h (đối với làn rẽ phải) và 16km/h (đối với làn rẽ trái).
+ Tránh các khu đông dân cư, khu du lịch và các di tích lịch sử văn hóa, giảm thiểu tối đa diện tích giải phóng mặt bằng;
+ Đi qua khu vực có địa hình, địa chất thuỷ văn thuận lợi;
+ Kết hợp hài hoà thuận lợi với hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực;
+ Phù hợp với các quy hoạch đã và đang được triển khai;
+ Giảm thiểu tác động môi trường, ít ảnh hưởng xấu đến công tác nông - lâm - ngư nghiệp của nhân dân hai bên tuyến;
- Các điểm khống chế trên tuyến:
+ Điểm đầu tuyến: Tại KM31+500 ĐT.314 giao với QL.70B tại KM13+850 (Ngã ba Chu Hưng) thuộc địa phận xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
+ Điểm cuối tuyến: Giao với QL.70 tại KM23+600 thuộc địa phận xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
+ Các điểm giao cắt với hệ thống các tuyến đường huyện, các đường giao dân sinh trên tuyến.
+ Đường điện 110KV, 35KV hiện hữu trên tuyến…
+ Các vị trí qua cầu cũ giữ nguyên trong dự án (cầu Ấm Hạ và cầu Hà Lương);
+ Dân cư khu vực 2 bên tuyến.
- Kết quả thiết kế như sau: Gồm 78 đường cong, cụ thể: Mặt cắtngang:
Căn cứ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường trong Nghị quyết của tỉnh Phú Thọ, bề rộng mặt cắt ngang đường của dự án là Bn/Bm= 7,5/6,5m.
- Chiều rộng nền đường: 2 x 3,75m = 7,5m
- Chiều rộng mặt đường: 5,5+1,0m = 6,5m
+ Phần xe chạy (2 làn): 2 x 2,75m = 5,5m
+ Phần lề gia cố: 2 x 0,5m = 1,0m
- Chiều rộng lề đất: 2 x 0,5m = 1,0m
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%
- Độ dốc ngang lề đất: 4%
Vị trí qua khu dân cư thiết kế rãnh hình chữ nhật đậy tấm bản chịu lực, phạm vi 50cm lề đất còn lại được gia cố theo kết cấu mặt đường với độ dốc ngang theo dốc ngang mặt đường.
Nền đường:
Nền đắp:
Tổng chiều dày kết cấu áo đường nhỏ hơn 60cm nên độ chặt của nền đường theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06 quy định như sau:
- Đối với độ sâu 50cm tính từ đáy kết cấu áo đường phải đảm bảo độ chặt K³0,98.
- Đối với 30cm tiếp theo phải được đảm bảo độ chặt K³0,95.
- Nền đường được đắp bằng đất tận dụng phải đạt tiêu chuẩn thiết kế và đất khai thác tại các mỏ vật liệu. Mặt bằng trước khi đắp nền được dọn dẹp, vét hữu cơ, đánh cấp như quy định.
- Bên ngoài mái taluy đắp được trồng cỏ để bảo vệ mái ta luy.
- Mái taluy:
+ Trường hợp chiều cao mái đắp từ 6-8m: độ dốc mái đắp 1/1,5.
+ Trường hợp chiều cao mái đắp từ 8m trở lên: độ dốc mái taluy đắp đầu 1/1,5; độ dốc các mái taluy đắp tiếp theo 1/1,75.
+ Nền đắp qua khu vực chịu ảnh hưởng nước ngập thường xuyên và nền đắp cao được gia cố bằng bê tông lưới thép M200 dày 12cm để bảo vệ mái taluy. Nền đào:
- Đối với nền đào phải xáo xới, lu lèn và bổ sung thành phần để gia cố đảm bảo tiêu chuẩn các lớp thuộc khu vực tác dụng nền đường: 30cm lớp đáy móng đạt độ chặt K ³ 0,98 và đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 6.
- Đào qua đất: chiều cao đào là 8m (1 cơ), độ dốc mái taluy 1/1,0. Khi chiều cao lớn hơn 8m, thì cứ 8m làm 1 rãnh hộ đạo rộng 2,0m dốc 15% về phía taluy.
- Đào qua đá C4: chiều cao đào h = 8-10m, độ dốc mái taluy 1/0,75. Giữa mỗi cơ để 1 rãnh hộ đạo dốc 15% về phía mái taluy.
- Tại các vị trí có mái taluy đào lớn hơn 12m thực hiện công tác kiểm toán để lựa chọn độ dốc, chiều cao và biện pháp gia cố phù hợp.
- Công tác phân cấp đất đá bước lập dự án dựa vào vết lộ tại hiện trường. Tại vị trí cắt tuyến qua đồi cao, nền đường đào sâu, thông qua vết lộ địa chất đánh giá tỷ lệ đất C3 chiếm 50%, đất C4 chiếm 30%, đá cấp 4 chiếm 20%, trong bước tiếp theo khi số lượng lỗ khoan địa chất được bố trí chi tiết sẽ cho kết quả phân cấp đất đá rõ hơn thể hiện trên từng mặt cắt ngang thiết kế. Các nội dung khác:
- Lớp đào đất không thích hợp: là lớp thảm thực vật, lớp hữu cơ và bùn phía trên bề mặt, thuộc khối lượng công tác dọn dẹp mặt bằng để đắp nền. Chiều dày trung bình từ 30 - 50cm, tại các vị trí ruộng sâu, ao hồ chiều sâu là 50cm; với những vị trí ruộng khô, đất đồi chiều sâu là 30cm.
- Đào cấp: khi độ dốc ngang nền tự nhiên >20% tiến hành đào thành bậc cấp có bề rộng 2m trước khi đắp nền đường.
Mặt đường:
Kết cấu mặt đường và lề gia cố:
- Căn cứ trị số tối thiểu của mô đun đàn hồi yêu cầu tại Bảng 3-5 tiêu chuẩn 22TCN211-06 là Eyc ³ 140Mpa. Tính toán với tải trọng trục thiết kế 10T. Với mô đun đàn hồi như trên kết cấu áo đường như sau:
- Kết cấu loại 2 hoặc kết cấu loại 3 (Phạm vi cạp rộng hoặc kết cấu mới): Kết cấu làm mới dày 52cm. Thiết kế đường giao dân sinh:
Trên tuyến có 102 đường giao dân sinh, tại các vị trí này thiết kế vuốt nối đơn giản với bán kính vuốt nối đảm bảo an toàn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng là ít nhất. Chiều dài vuốt nối tùy theo độ chênh cao giữa các vị trí giao cắt.
Kết cấu vuốt nối đường giao dân sinh: Thiết kế phù hợp với mặt đường giao hiện trạng, đảm bảo êm thuận, các lớp kết cấu cụ thể xem mục giải pháp thiết kế mặt đường. Thiết kế hệ thống an toàn giao thông:
Các công trình an toàn giao thông, tổ chức giao thông trong dự án bao gồm:
- Hệ thống biển báo, vạch sơn: bố trí đầy đủ theo các quy định hiện hành nhằm hướng dẫn giao thông trên dọc tuyến để lái xe tiếp nhận được các thông tin một cách đầy đủ, tiện lợi nhằm nâng cao điều kiện an toàn giao thông. Hình dáng, quy cách, vị trí, kích thước, màu sắc của hệ thống này tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
- Hệ thống lan can phòng hộ: bố trí hệ thống lan can phòng hộ hoặc tường phòng hộ trên tại các vị trí đắp cao, đi qua vực sâu. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự án
Hệ thống thoát nước:
Thoát nước mặt:
- Nước trên mặt đường sẽ chảy theo độ dốc mặt đường về rãnh biên hoặc xuống chân taluy nền đắp, từ đó chảy theo địa hình tự nhiên về các vị trí trũng hoặc chảy qua các cống bố trí trên tuyến.
- Đối với vị trí đoạn tuyến đi qua khu dân cư, thoát nước dọc được thiết kế thu toàn bộ nước mặt đường vào hệ thống cống dọc được bố trí 2 bên mép lề đường (nằm ngoài phạm vi tối thiểu của nền đường). Cống dọc được thiết kế dạng chữ U bằng cấu kiện BTCT M200 lắp ghép BxH=60x60cm, đỉnh cống đậy tấm bản chịu lực BTCT M250, tấm bản được tạo khe van thu nước mặt đường xuống cống dọc.
- Rãnh biên: Đối với nền đào qua nền đất vị trí ngoài khu dân cư hoặc dân cư sinh sống thưa thớt, rãnh dọc và rãnh đỉnh được thiết kế rãnh dạng hình thang kích thước (1,2+0,4)x0,4m, đáy rãnh đổ BTXM M200 dày 7cm trên lớp vữa lót M100 dày 2cm, 2 thành rãnh được lát bằng tấm BTXM M200 đúc sẵn kích thước 67*50*7cm, tấm BTXM được lát trên lớp vữa XM M75 dày 2cm. Vị trí qua cổng nhà dân hiện trạng đã có tấm bản đậy trên mặt rãnh được tận dụng toàn bộ tấm bản lắp trả trên mặt rãnh mới.
- Bậc nước: được bố trí để thoát nước từ các rãnh đỉnh về rãnh biên, để tránh nguy cơ xói lở mái taluy dương. Bậc nước có kích thước B=1m, thành bậc nước dày 25cm. Bậc nước được xây dựng bằng bê tông xi măng M200 lớp cát sạn đệm dày 10cm.
- Bậc nước chuyển từ nền đào sang nền đắp: để đảm bảo nền đường đắp không bị xói lở, bố trí bậc nước dẫn nước từ rãnh biên ra ngoài phạm vi nền đường. Bậc nước có kích thước B=1m, thành bậc nước dày 25cm. Bậc nước có kích thước B =1m, thành bậc nước dày 25cm. Bậc nước được xây dựng bằng bê tông xi măng M200 lớp cát sạn đệm dày 10cm. Thoát nước ngang:
- Cống thoát nước lưu vực và cống cấu tạo bố trí trên cơ sở tính toán thuỷ văn, thuỷ lực đảm bảo đủ khẩu độ thoát nước, không làm ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn khu vực tuyến đi qua.
- Cống thuỷ lợi: các vị trí tuyến cắt qua hệ thống kênh thuỷ lợi, thiết kế hoàn trả cống thủy lợi với khẩu độ lớn hơn hoặc tương đương, vị trí và cao độ thiết kế như cống hiện trạng.
- Các cống không thiết kế chéo quá 45o;
- Cao độ đặt cống thủy lợi tối thiểu bằng với cao độ đáy mương hiện tại.
- Tổng số có 50 cống thoát nước ngang (34 vị trí cống cũ và 16 vị trí dự kiến thiết kế cống mới). Cống thiết kế là cống tròn BTCT D100, cống hộp BTCT BxH=1mx1m, 2mx2m và 3mx3m, móng cống đổ BTXM M200 trên lớp đá dăm đệm, đầu cống thiết kế đổ BTXM M200, sân cống đổ BTXM M200.
- Trên tuyến hiện tại có 02 vị trí cầu cũ gồm: Cầu Ấm Hạ (tại KM32+185.35) và cầu Hà Lương (tại KM39+952.89). Các cầu này hiện trạng còn tốt, vì vậy chỉ tiến hành sửa chữa những hạng mục hư hỏng nhằm tăng tuổi thọ của cầu, cụ thể như sau:
+ Cầu hiện trạng: dầm chủ dạng chữ T BTCT, Khe co giãn dạng cao su cốt bản thép, gồm 6 modul 1m, hiện trạng các tấm modul khe lão hoá cao su, bị bong bật, một số modul lộ tấm bản thép, mất liên kết, nước mưa chảy qua khe co giãn xuống đầu dầm gây rêu mốc ẩm ướt. Bê tông khe xuất hiện các vết nứt dọc, nứt ngang; Tứ nón mố bị lún sụt, một phần đất trong mố bị xói mòn.
- Kiến nghị giải pháp sửa chữa:
+ Thay mới khe co giãn hiện tại bằng khe co giãn bản thép dạng răng sóng dày 22mm, độ dịch chuyển 20mm hoặc loại tương đương, bê tông khe sử dụng loại bê tông không co ngót cường độ cao (cường độ bê tông tại 28 ngày tuổi đạt tối thiểu 45Mpa);
+ Đắp đất hoàn trả phần đất đắp sạt lở phía sau tường đỉnh mố; Bổ sung chân khay BTCT bằng BT 20MPa; phạm vi tứ nón: đắp vật liệu dạng hạt đầm chặt K95, đổ lớp bê tông lót 10MPa dày 5cm, đổ BT ốp mái taluy tứ nón bằng BTCT 20MPa dày 15cm; Công trình gia cố:
- Công trình gia cố phòng hộ được bố trí nhằm đảm bảo tuyến đường ổn định trong quá trình khai thác. Đồng thời kết hợp với các công trình khác tạo cảnh quan cho tuyến cao tốc.
- Các giải pháp công trình gia cố phòng hộ chủ yếu sau:
+ Trồng cỏ bảo vệ mái taluy nền đường đối với nền đắp kết hợp với các loại cây khác phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực nhằm bảo vệ mái taluy kết hợp với tạo cảnh quan môi trường thân thiện.
+ Đoạn đắp qua khu vực ngập nước thường xuyên và đoạn nền đắp cao trên 12m gia cố mái taluy bằng bê tông lưới thép M200 dày 12cm.
+ Đối với các khu vực nền đào đất có nguy cơ sạt lở thiết gia cố mái taluy bằng bê tông lưới thép M200 dày 12cm.
Bãi đổ thải vật liệu thừa:
Trong quá trình thi công các hạng mục công trình của Dự án, sẽ phát sinh đất đá có thể tận dụng hoặc không đạt yêu sẽ đổ bỏ (đất đá loại). Cụ thể như sau:
- Đất đá loại cần được đổ bỏ là đất hữu cơ lẫn rễ thực vật phát sinh từ việc đào nền đường. Đất đá loại không đáp ứng được yêu cầu vật liệu của Dự án và cần được đổ bỏ, không có thành phần độc hại. Đây là nguồn vật liệu tốt để cải tạo vườn cây, san nền ruộng trũng cống ngập úng và có thể tận dụng để san nền những công trình dân dụng và công cộng không có yêu cầu cao về vật liệu nền.
- Đất đá loại trong thi công sẽ được tập trung tại các bãi chứa tạm có che chắn trong phạm vi công trường thi công, sau đó sẽ được vận chuyển về san nền tại các vị trí cần san nền hoặc vị trí đổ đất đá loại tại các địa phương dọc tuyến.
Sau khi điều tra ngoài thực địa, chủ dự án đã xác định được 02 vị trí đủ điều kiện để đổ đất thải phục vụ công tác thi công và thỏa thuận thống nhất với các bên liên quan bằng văn bản (có văn bản thỏa thuận với các địa phương đính kèm báo cáo này), cụ thể: Bãi thải số 1:
- Nằm bên phải tuyến cách Km34+200 đi vào 2,5km, thuộc xã Gia Điền, Huyện Hạ Hòa.
- Diện tích bãi đổ thải: 40.000 m2.
- Chiều cao san lấp dự kiến: 2,5m.
- Khả năng đổ thải khoảng: 100.000 m3. Bãi thải số 2:
- Nằm bên phải tuyến cách Km40 đi vào 1,5km, thuộc xã Hà Lương, Huyện Hạ Hòa.
- Diện tích bãi đổ thải: 50.000 m2.
- Chiều cao san lấp dự kiến: 3,0m.
- Khả năng đổ thải khoảng: 150.000 m3.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
Thực hiện giải phóng mặt bằng
Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án được thực hiện trên cơ sở Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB, tái định cư.
Theo quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất xây dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông, ngay sau khi Dự án được phê duyệt, Chủ đầu tư Dự án thực hiện thủ tục thông báo chuyển Dự án GPMB cho địa phương (chủ đầu tư Dự án GPMB) để tổ chức thực hiện theo quy định.
Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành tiểu Dự án độc lập và được thực hiện bởi Ban đền bù GPMB cấp huyện sẽ tiến hành phá dỡ, di dời các công trình vĩnh cửu như nhà cửa, cột điện... trước khi thu hồi đất và bàn giao cho Chủ Dự án.
Chủ Dự án có trách nhiệm đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và kế hoạch về tiến độ Dự án, gói thầu theo từng giai đoạn xây dựng và kế hoạch phân bổ vốn đảm bảo cho việc triển khai hoàn thành công tác GPMB đúng tiến độ. Nguồn kinh phí thực hiện GPMB và tái định cư sẽ do cơ quan quyết định đầu tư cấp về các địa phương.
Sau khi hoàn tất công tác thu hồi đất, địa phương sẽ bàn giao mặt bằng cho Chủ Dự án để thực hiện xây dựng các hạng mục công trình.
Rà phá bom mìn trong phạm vi mặt bằng thi công: Theo Quyết định 96/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ và Thông tư số 146/2007/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ -TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ; nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình rà phá bom mìn, công tác dò mìn sẽ được thực hiện tại và xung quanh khu vực thi công.
Chuẩn bị thi công Chuẩn bị mặt bằng:
Công tác chuẩn bị được thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động thi công. Các nội dung chính bao gồm:
Thăm dò hiện trường Dự án và khu vực xung quanh nhằm xác định các trở ngại (công trình dân dụng, nhà cửa, công trình thủy lợi, giao thông hiện hữu, vv…), họp với các cơ quan chức năng có các công trình cắt ngang, khảo sát đất (thăm dò các mỏ đất đắp phục vụ thi công và bãi đổ thải) và xem xét các công trình vệ sinh môi trường (các công trình khai thác nước ngầm, nước cấp phục vụ sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp);
- Khảo sát để chuẩn bị: lập các điểm mốc tọa độ, cắm cọc tim đường và cắm cọc tham khảo. Nghiên cứu khả năng khảo sát bổ sung khi cần chỉnh tuyến, đặc biệt tại những khi vực có địa hình thay đổi phức tạp;
- Di dời đường điện: Việc di dời các hệ thống cơ sở hạ tầng (nguồn điện, thông tin) sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi thực hiện thi công các hạng mục công trình của Dự án. Trong thời gian xây mới các cơ sở hạ tầng, các công trình cũ vẫn được sử dụng để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của người dân. Sau khi xây dựng xong các công trình mới, nguồn điện và thông tin sẽ được chuyển từ các công trình cũ sang công trình mới. Sau đó các công trình cũ sẽ được phá dỡ để bàn giao mặt bằng cho Dự án thi công xây dựng.
- Lựa chọn đường công vụ: Đường công vụ dọc tuyến sử dụng đường hiện tại và các đoạn đường gom; đường công vụ ngang sẽ sử dụng hệ thống đường địa phương. Sau khi thi công sẽ hoàn trả lại mặt đường của các tuyến đường hiện tại được sử dụng trong quá trình thi công.
Tiến độ thực hiện dự án
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó:
+ Giai đoạn từ năm 2022 - 2023: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công dự án;
+ Từ năm 2023 - 2025: Thi công đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
Thời gian xây dựng các hạng mục công trình có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình thực tế của dự án. Tổng mức đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư dự án: 225.000.000.000 đồng(Bằng chữ: Hai trăm hai mươi lăm tỷ đồng chẵn), trong đó: Quản lý và thực hiện:
- Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Cơ quan quyết định đầu tư và phê duyệt dự án: UBND tỉnh Phú Thọ.
- Đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và quản lý dự án: Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ.
- Cơ quan quản lý dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Thọ.
- Sơ đồ tổ chức, quản lý Dự án được trình bày tại hình sau. Trong giai đoạn thi công, tổng số lượng công nhân khoảng 100 người bao gồm chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân lao động.
Với mục tiêu môi trường của dự án đã được xác định và có các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi có thể xảy ra trong các giai đoạn thực hiện dự án, Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường tại khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng dự án và tuân thủ tuyệt đối các quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường như đã đề ra trong Chương 4 của báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
Với trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, chúng tôi xin cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh thực hiện Nội dung Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” Tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây.
Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu; thông tin về dự án, các vấn đề môi trường của dự án được trình bày trong báo cáo ĐTM. Nội dung cụ thể được trình bày tại phần kết luận, cam kết và kiến nghị của báo cáo ĐTM.
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” Tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 314 đoạn từ Ấm Hạ đi Quốc lộ 70, huyện Hạ Hòa” Tại 04 xã Ấm Hạ, Gia Điền, Hà Lương, Đại Phạm huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đại diện Chủ dự án: Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ - Địa chỉ trụ sở: Số nhà 1508, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; - Điện thoại: 02103 846576; Fax: 02103 853 574; - Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông: Đỗ Thế Nam - Chức vụ: Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.