Xuất xứ của dự án
Thông tin chung về dự án
Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Có địa giới hành chính phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Tây và phía Nam giáp với Thanh Thủy; Sông Đà là gianh giới phía Đông giữa Thanh Thủy và huyện Ba Vì – Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 65km về phía Tây, cách Việt Trì trung tâm tỉnh 50km. Là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý, Thanh Thủy là bộ phận không thể tách rời trong sự phát triển KT-XH chung của tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội, Hòa Bình và các tỉnh phía Tây Bắc của Tổ quốc.
Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số: 1790/QĐ-UBND ngày 17 tháng 07 năm 2013. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện Thanh Thủy đã chỉ đạo triển khai lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai thiết kế thi công một số khu vực phù hợp với tính chất các phân khu chức năng trong đồ án quy hoạch chung. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đang được triển khai xây dựng.
Dự án tuyến đường nối thị trấn Thanh Thuỷ với thị trấn Thanh Thủy đã được triển khai xây dựng là một trong những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Thanh Thuỷ nói riêng và huyện Thanh Thuỷ nói chung. Để tận dụng và khai thác cơ sở hạ tầng của tuyến đường giao thông nối Thanh Thủy với Thanh Thuỷ nhằm từng bước phát triển đô thị theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thuỷ đã được phê duyệt.
Việc đầu tư xây dựng khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy sẽ thúc đẩy phát về triển kinh tế, dân cư, xã hội của Thị trấn Thanh Thủy nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung. Đối chiếu theo mục 6, Phụ lục IV kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022: Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh thì Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Căn cứ theo điểm b, khoản 1, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2022- QH14 thì Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của UBND tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư là: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư là UBND tỉnh Phú Thọ.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 2175/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
- Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 28/07/2022 của UBND huyện Thanh Thủy về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy.
Thông tin về dự án
Tên dự án: Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy.
Tên chủ dự án: Công ty cổ phần tập đoàn ONSEN FUJI.
Địa chỉ: Số 1, Phường Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Vị trí địa lý
Dự án “Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy” thuộc ranh giới hành chính xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vị ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp đường theo quy hoạch phân khu lộ giới 15m và khu đất đấu giá;
Phía Nam: Giáp đường theo quy hoạch phân khu lộ giới 36m;
Phía Tây: Giáp đường theo quy hoạch phân khu lô giới 36m và đất sản xuất nông nghiệp xã Bảo Yên;
Phía Đông: Giáp Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội và đất sản xuất nông nghiệp xã Bảo Yên.
- Tổng diện tích đất sử dụng là: 9,61 ha.

Hình. Sơ đồ mặt bằng dự án
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện môi trường tự nhiên
Điều kiện về địa lý, địa chất
Khu vực nghiên cứu của dự án nằm trên địa bàn xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích 96.929,7m
2. Dự án cách đường tỉnh lộ ĐT 317 khoảng 200m, cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Việt Trì 50 km về phía Tây Nam với hệ thống giao thông khu vực khá thuận lợi.
Đặc điểm địa hình - địa mạo
Khu vực Dự án được hình thành từ những cánh đồng bằng phẳng thuộc bồi tích sông Đà. Bao quanh về phía tây là các dãy đồi thấp thoải có độ cao tuyệt đối từ 65m đến 150m nằm kẹp giữa hai dãy núi cao là Ba Vì và Đồi Giòng và tạo thành thung lũng lớn với chiều dài 10km và chiều rộng có chỗ đến 5km.
Phía Đông Dự án là đê sông Đà chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có chiều cao so với mặt bằng Dự án khoảng 3m.
Hiện trạng địa hình khu vực Dự tương đối bằng phẳng. Cao độ hiện trạng khu 1 của Dự án là + 15,24m; khu 2 với cao độ hiện trạng là +15,00m.
Đặc điểm địa chất
- Lớp 1: Sét pha lẫn đá dăm sạn, đá tảng; cát; bùn sét: Đây là lớp đất lấp có thành phần, trạng thái không đồng nhất, lớp này nằm ngay trên bề mặt, phân bố rộng khắp khu vực.
- Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, xám ghi, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm: Lớp này phân bố không đều trong khu vực Dự án.
- Lớp 3: Sét pha màu xám nâu, xám xanh, nâu hồng, trạng thái dẻo cứng, có đoạn dẻo mềm.
- Lớp 4: Sét pha màu xám nâu, xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, lẫn hữu cơ, có đoạn lẫn ít cát.
- Lớp 5: Cuội sỏi lẫn cát sạn, sét đa khoáng, đa màu, trạng thái rất chặt.
Địa tầng
Giới Neo-Proterozoi- Cambri
Hệ tầng Thạch Khoán (NP2- Є1)
Hệ tầng Thạch Khoán có tuổi Neo - Proterozoi - Cambri phân bố hầu hết ở diện tích phía Tây, Tây Bắc của vùng, một phần nhỏ diện tích tại khu vực Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Thành phần thạch học chủ yếu là quaczit phân lớp mỏng đến dày, hạt nhỏ đến lớn xen ít đá phiến thạch anh muscovit, phương kéo dài Tây Bắc- Đông Nam, có hướng cắm cả về hai phía Tây Nam và Đông Bắc.
Giới Mezozoi
Hệ Trias, thống dưới
Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng Viên Nam phân bố tại khu vực phía Đông, Đông Bắc của vùng (khu Thuần Mỹ). Thành phần thạch học: Andezittobazan, bazanporfia, bazan hạnh nhân, dòng mỏng hoặc thấu kính anderitporfia và tuf của chúng.
Hệ Trias, thống trung – thượng Hệ tầng Sông Bôi (T2-3sb)
Phân bố ở phía Đông, Đông Bắc vùng nghiên cứu. Theo thành phần trầm tích, hệ tầng Sông Bôi có mặt hai phân hệ tầng
- Phụ hệ tầng trên (T2-3sb2): cát bột kết màu xám vàng xen lớp đá phiến sét.
- Phụ hệ tầng dưới (T2-3sb1): đá phiến sét màu đen, xám đen, thấu kính sét than, cát bột kết, bột kết tuf, đá vôi dạng thấu kính, tuf.
Giới Kainozoi (Kz)
Hệ Đệ Tứ(Q)
Hệ tầng Hà Nội (apQ12-3hn)
Hệ tầng Hà Nội phân bố ở khu vực trung tâm với diện phân bố hẹp. Thành phần thạch học chủ yếu là sỏi, sạn lẫn ít cuội nhỏ màu vàng xám, xám.
Hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ13vp)
Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc chủ yếu là bồi tích sông Đà phân bố ở khu vực phía Đông Bắc và một phần phía Nam vùng nghiên cứu với diện tích phân bố nhỏ. Thành phần thạch học: phần dưới chủ yếu là cát, cát pha, phần trên sét màu xám loang lỗ, xám xanh, dẻo quánh.
Hệ tầng Thái Bình (aQ23tb)
Đây là bồi tích sông Đà có diện phân bố tương đối rộng trong các thung lũng ven sông và nằm trên hệ tầng Vĩnh Phúc và phủ trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, cát hạt nhỏ, bột sét.
Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dự án nằm trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nên mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao.
+ Mùa mưa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1
0C.
+ Mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình 18,6
0C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Tiến độ dự án
- Từ tháng 06/2019 – 04/2022: Hoàn thành các thủ tục về đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng và thủ tục khác có liên quan;
- Từ tháng 04/2022 – 03/2023: Đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án;
- Từ tháng 04/2023: Đưa dự án vào hoạt động, khai thác.
Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là: 480.760.000.000 Vnđ (Bằng chữ: Bốn trăm tám mươi tỷ, bảy trăm sau mươi bảy triệu đồng).
Trong đó: Vốn chủ sở hữu: 96.152.000.000 đồng, chiếm 20% trong tổng vốn đầy tư; Vốn vay và huy động hợp pháp khác: 384.608.000.000 đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư..
Tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án trong giai đoạn thi công:
Giai đoạn thi công Dự án sử dụng 50 CBCNV thi công tại công trường. Chủ dự án thuê các nhà dân lân cận phục vụ ăn, nghỉ cho công nhân, không tổ chức lán trại, nấu ăn tại công trường.
- Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án trong giai đoạn vận hành:
Điều kiện môi trường tự nhiên
Điều kiện về địa lý, địa chất
Khu vực nghiên cứu của dự án nằm trên địa bàn xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích 96.929,7m
2. Dự án cách đường tỉnh lộ ĐT 317 khoảng 200m, cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Việt Trì 50 km về phía Tây Nam với hệ thống giao thông khu vực khá thuận lợi.
Đặc điểm địa hình - địa mạo
Khu vực Dự án được hình thành từ những cánh đồng bằng phẳng thuộc bồi tích sông Đà. Bao quanh về phía tây là các dãy đồi thấp thoải có độ cao tuyệt đối từ 65m đến 150m nằm kẹp giữa hai dãy núi cao là Ba Vì và Đồi Giòng và tạo thành thung lũng lớn với chiều dài 10km và chiều rộng có chỗ đến 5km.
Phía Đông Dự án là đê sông Đà chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có chiều cao so với mặt bằng Dự án khoảng 3m.
Hiện trạng địa hình khu vực Dự tương đối bằng phẳng. Cao độ hiện trạng khu 1 của Dự án là + 15,24m; khu 2 với cao độ hiện trạng là +15,00m.
Đặc điểm địa chất
- Lớp 1: Sét pha lẫn đá dăm sạn, đá tảng; cát; bùn sét: Đây là lớp đất lấp có thành phần, trạng thái không đồng nhất, lớp này nằm ngay trên bề mặt, phân bố rộng khắp khu vực.
- Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, xám ghi, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm: Lớp này phân bố không đều trong khu vực Dự án.
- Lớp 3: Sét pha màu xám nâu, xám xanh, nâu hồng, trạng thái dẻo cứng, có đoạn dẻo mềm.
- Lớp 4: Sét pha màu xám nâu, xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, lẫn hữu cơ, có đoạn lẫn ít cát.
- Lớp 5: Cuội sỏi lẫn cát sạn, sét đa khoáng, đa màu, trạng thái rất chặt.
Địa tầng
Giới Neo-Proterozoi- Cambri
Hệ tầng Thạch Khoán (NP2- Є1)
Hệ tầng Thạch Khoán có tuổi Neo - Proterozoi - Cambri phân bố hầu hết ở diện tích phía Tây, Tây Bắc của vùng, một phần nhỏ diện tích tại khu vực Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Thành phần thạch học chủ yếu là quaczit phân lớp mỏng đến dày, hạt nhỏ đến lớn xen ít đá phiến thạch anh muscovit, phương kéo dài Tây Bắc- Đông Nam, có hướng cắm cả về hai phía Tây Nam và Đông Bắc.
Giới Mezozoi
Hệ Trias, thống dưới
Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng Viên Nam phân bố tại khu vực phía Đông, Đông Bắc của vùng (khu Thuần Mỹ). Thành phần thạch học: Andezittobazan, bazanporfia, bazan hạnh nhân, dòng mỏng hoặc thấu kính anderitporfia và tuf của chúng.
Hệ Trias, thống trung – thượng Hệ tầng Sông Bôi (T2-3sb)
Phân bố ở phía Đông, Đông Bắc vùng nghiên cứu. Theo thành phần trầm tích, hệ tầng Sông Bôi có mặt hai phân hệ tầng
- Phụ hệ tầng trên (T2-3sb2): cát bột kết màu xám vàng xen lớp đá phiến sét.
- Phụ hệ tầng dưới (T2-3sb1): đá phiến sét màu đen, xám đen, thấu kính sét than, cát bột kết, bột kết tuf, đá vôi dạng thấu kính, tuf.
Giới Kainozoi (Kz)
Hệ Đệ Tứ(Q)
Hệ tầng Hà Nội (apQ12-3hn)
Hệ tầng Hà Nội phân bố ở khu vực trung tâm với diện phân bố hẹp. Thành phần thạch học chủ yếu là sỏi, sạn lẫn ít cuội nhỏ màu vàng xám, xám.
Hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ13vp)
Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc chủ yếu là bồi tích sông Đà phân bố ở khu vực phía Đông Bắc và một phần phía Nam vùng nghiên cứu với diện tích phân bố nhỏ. Thành phần thạch học: phần dưới chủ yếu là cát, cát pha, phần trên sét màu xám loang lỗ, xám xanh, dẻo quánh.
Hệ tầng Thái Bình (aQ23tb)
Đây là bồi tích sông Đà có diện phân bố tương đối rộng trong các thung lũng ven sông và nằm trên hệ tầng Vĩnh Phúc và phủ trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, cát hạt nhỏ, bột sét.
Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dự án nằm trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nên mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao.
+ Mùa mưa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1
0C.
+ Mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình 18,6
0C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Nhiệt độ khu vự dự án
Trong giai đoạn 1981-2021, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Phú Thọ là 23,4°C, mức độ dao động nhiệt độ trung bình tháng giữa các vùng từ 22,9 - 23,7
oC và không có sự chênh lệch nhiều giữa các khu vực trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình các tháng giai đoạn
Trong vòng gần 40 năm trở lại đây (1981 - 2021) số ngày mưa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dao động từ gần 133 ngày đến khoảng 157 ngày mưa, ở các vùng đồi núi phía Tây nhiều hơn các vùng trung du và đồng bằng ven sông. Số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7 - 8 (khoảng 15 đến trên 17 ngày mưa), ít nhất vào tháng 12 (5 đến gần 7 ngày mưa). Lượng mưa ngày lớn nhất tại Phú Thọ đạt 400-500mm.
Điều kiện về địa chất thủy văn
Dự án thuộc địa bàn xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm thủy văn của khu vực dự án chịu ảnh hưởng của hệ thống hồ, sông xung quanh như sau:
- Sông Đà cách Dự án khoảng 600m về phía Đông, chiều dài 910 km, đoạn sông chảy trên địa bàn nước Việt Nam dài 527 km, diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông có lưu lượng nước lớn cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Sông Đà có chức năng cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện như Sông Đà, Sơn La, Lai Châu,...; cấp nước cho sinh hoạt; nông – lâm nghiệp. Ngoài ra sông Đà còn có chức năng giao thông đường thủy.
Dòng chảy mùa cạn: Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là thời kỳ mùa cạn, lượng mưa trong thời kỳ này giảm nhiều và không vượt quá vài chục milimét trong mỗi tháng, nước sông chủ yếu bắt nguồn từ các khe suối và các phụ lưu của sông Đà cung cấp. Mực nước và lưu lượng giảm đi nhanh chóng trong tháng 11 và 12, biến đổi chậm từ tháng 1 đến tháng 2. Lưu lượng dòng chảy qua khu vực Thanh Thủy mùa cạn nhất ở mức 640m3/s.
Dòng chảy mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mực nước sông Đà tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết mực nước của thủy điện Hòa Bình, lưu lượng dòng chảy qua khu vực Thanh Thủy cao nhất ở mức 11.290m3/s (tháng 10/2017) khi thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả.
- Hồ Bạch Thủy cách Dự án khoảng 1,5km về phía Tây Bắc với diện tích khoảng 60ha. Hồ được trồng sen phục vụ cho các hoạt động thăm quan, nghỉ dưỡng.
Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
Tác động do chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp
Dự án sẽ chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp gồm đất trồng cây công nghiệp. Đây là khu vực đất nông nghiệp đang được người đân địa phương sử dụng để canh tác nông nghiệp.
Tác động về xã hội, quốc phòng, an ninh
Quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án:
Dự án trong quá trình triển khai có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, sinh hoạt, nếp sống của nhân dân và an ninh, cảnh quan khu vực. Các tác động này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng phương pháp : tuyên truyền tại địa phương, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các giải pháp ATLĐ, vệ sinh môi trường…của các đơn vị thi công, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án…
Khi dự án đưa vào khai thác và sử dụng sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển đời sống văn hóa của nhân dân trong các xã, phường, các cụm dân cư cũng như việc giao lưu văn hóa giữa các vùng và khu vực.
Khi dự án hoàn thành góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực phục vụ cho công tác xây dựng Báo cáo ĐTM của dự án, Đơn vị tư vấn kết hợp với chủ Dự án cùng đơn vị quan trắc môi trường đã tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường vào ngày 14/9/2022, 15/9/2022, 16/5/2022. Kết quả đo đạc, quan trắc hiện trạng môi trường khu vực dự án được coi là môi trường nền làm cơ sở đánh giá và so sánh với quá trình thi công và vận hành của dự án sau này.
Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả được thể hiện dưới đây:
Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả nghiên cứu bản đồ địa hình (đặc điểm địa hình, địa vật, đặc điểm thời tiết) và khảo sát thực tế tại khu vực dự án, vị trí các điểm lấy mẫu, đo đạc hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án được thể hiện qua bảng dưới đây:
Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
Nhận dạng các đối tượng bị tác động:
- Hệ thống giao thông: các tuyến đường liên khu, liên xã, ĐT 317...
- Khu dân cư: khu 1, khu 4 tiếp giáp Dự án; Khu dân cư khu 2, 3, 5 cách Dự án khoảng 200-400m xung quanh Dự án;
- Các công trình xung quanh: dự án Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy cách dự án 30m về phía Đông Bắc và cách dự án Khu phố thương mại, dịch vụ tổng hợp và công viên khoáng nóng Wyndham Thanh Thủy khoảng 10m về phía Bắc đang xây dựng; giáp Trung tâm điều dưỡng người có công số I về phía Đông.
- Sông Đà cách Dự án 600m về phía Đông có chức năng cấp nước cho sinh hoạt
Ngoài ra còn có một số hộ dân kinh doanh nhỏ lẻ (thức ăn, đồ uống) phục vụ cán bộ, công nhân thi công tại dự án và lân cận cách Dự án khoảng 5-10m.
Mô tả các tác động của Dự án đến các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Dự án chiếm dụng 9,61 ha đất để xây dựng. Trong đó: Đất trồng công trình hiện hữu: 22,61m2; Đất khu trang trại: 2.080,14 m2; Đất trồng lúa: 82.101,56 m2; Đất trồng màu: 10.377,6 m2. Dự án chiếm dụng vĩnh viễn đất sản xuất (đất lúa, đất màu,…). Chiếm dụng đất lúa của 73 hộ thuộc khu 2, 11 hộ thuộc khu 3 và chiếm dụng của 23 hộ thuộc khu 3 đất trồng cây hàng năm.
Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
- Địa điểm thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy là nơi có tiềm năng về du lịch. Trên địa bàn huyện nổi tiếng với các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng như: Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua,… Đây chính là địa điểm có tiềm năng khai thác các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của khu vực và cả nước.
- Khu vực Dự án có hệ thống tiêu thoát nước tương đối tốt và đồng bộ.
- Vị trí thực hiện Dự án nằm tại trung tâm thị trấn Thanh Thủy với hệ thống đường giao thông thuận lợi, hệ thống giao thông liên xã được cứng hóa 100%; tuyến đường tỉnh lộ ĐT 317 chạy qua gần khu vực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình đi lại của du khách trong giai đoạn vận hành.
Như vậy, địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường khu vực.
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
Đánh giá, dự báo các tác động
Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án:
Diện tích đất chiếm dụng của dự án: 9,61 ha.
Trong đó: Đất trồng công trình hiện hữu: 22,61m2; Đất khu trang trại: 2.080,14 m2; Đất trồng lúa: 82.101,56 m2; Đất trồng màu: 10.377,6 m2.
- Tác động đến đất sinh kế, mất đất canh tác
Dự án chiếm dụng vĩnh viễn đất sản xuất (đất lúa, đất màu,…). Chiếm dụng đất lúa của 73 hộ thuộc khu 2, 11 hộ thuộc khu 3 và chiếm dụng của 23 hộ thuộc khu 3 đất trồng cây hàng năm.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi sẽ gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân đang sử dụng đất do cuộc sống của họ đã gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, khó thể thích nghi với cuộc sống mới khi không còn đất canh tác. Người dân bị mất đất nông nghiệp sẽ bị mất nguồn cung cấp lương thực hàng ngày và mất nguồn thu từ việc bán nông sản ở chợ. Mất đi nguồn thu này họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề về lương thực và nguồn thu nhập hàng năm để trang trải cho cuộc sống.
- Mất việc làm, về lâu dài ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ dân
Các nhân khẩu sẽ mất một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đồng nghĩa với giảm hoặc mất nguồn sống không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn kéo dài qua nhiều thế hệ do đất là tư liệu sản xuất không thể tái tạo.
Các hộ dân mất đất nông nghiệp cũng gặp khó khăn khi chuyển từ nghề nông sang nghề khác vì hiện tại phần đông những người làm nông nghiệp ở độ tuổi trung niên chưa được đào tạo qua các trường dạy nghề. Do đó, khi thu hồi đất nông nghiệp, chủ dự án sẽ phải có chính sách đền bù thỏa đáng phù hợp với nguyện vọng của người dân thì các tác động do chiếm dụng đất nông nghiệp sẽ giảm thiểu mức thấp nhất.
- Phạm vi tác động: Cục bộ,trong ranh giới GPMB.
- Thời gian tác động: Tác động thường kéo dài từ 3-6 tháng sau khi được đền bù, hỗ trợ theo quy định.
- Mức độ tác động: Các loại cây trồng trên khu vực dự án có giá trị kinh tế không cao: Đánh giá tác động đến kinh tế nông nghiệp ở mức độ trung bình.
Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị
Giảm thiểu tác động của giải phóng mặt bằng của dự án.
Để giảm thiểu tác động đến giải phóng mặt bằng cho dự án, cần:
Thành lập sớm ban giải phóng mặt bằng để thông báo và hướng dẫn việc kê khai hoa màu và các công trình cụ thể, chính xác và công bằng.
Đối với tác động do chiếm dụng đất luôn để lại nhiều mâu thuẫn và các vấn đề xã hội. Vì vậy, cần tiến hành kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư phải đúng luật pháp và các quy định của địa phương một cách công bằng và minh bạch. Ngoài khung chính sách, những nội dung chính yêu cầu được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, bao gồm:
- Tham gia và tham vấn cộng đồng: những người bị thiệt hại sẽ được thông báo và tham vấn đầy đủ để họ có thể tham gia tích cực và việc lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch. Ban giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm thực hiện Chiến dịch Thông tin Cộng đồng và chuẩn bị sổ tay Thông tin Dự án để cung cấp cho những người bị thiệt hại.
Hoàn thành công tác đền bù thỏa đáng cho những hộ bị chiếm dụng đất trước khi bắt đầu tiến hành thi công xây lắp.
Trao tiền đền bù đúng thời hạn.
Vấn đề đền bù được giải quyết hợp lý theo luật định và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương về ruộng vườn, hoa màu… Thuận lợi về điều kiện hành chính, kinh tế và sinh hoạt truyền thống của các hộ trước khi di chuyển để những người tái định cư sớm ổn định với cuộc sống tại nơi ở mới.
- Việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng và vật nuôi:
Đối với cây trồng hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của 1 vụ tính theo thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông sản, thuỷ sản thực tế ở địa phương tại thời điểm bồi thường.
Đối với cây trồng lâu năm: Nếu cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới bắt đầu thu hoạch thì bồi thường toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu hồi.
Nếu cây trồng đang ở thời kỳ thu hoạch thì bồi thường theo giá trị còn lại của vườn cây.
Nếu là cây lâu năm thu hoạch 1 lần thì bồi thường toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc tính đến thời điểm thu hồi đất.
Nếu là cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí cho việc chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng.
Tất cả các biện pháp dưới đây sẽ được Chủ đầu tư yêu cầu các Nhà thầu thi công thực hiện (thể hiện trong các gói thầu và hợp đồng kinh tế). Các nhà thầu thi công chịu trách nhiệm tổ chức triển khai đúng và đạt hiệu quả về kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên việc thực hiện của các nhà thầu, đồng thời chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương các cấp nếu để các nhà thầu xây dựng gây tác hại đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Cơ quan quản lý môi trường (Sở TNMT tỉnh, Phòng TNMT huyện) sẽ định kỳ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp này.
Chương trình giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng sẽ do các đơn vị có chức năng thực hiện (
Chương IV).
Thời gian áp dụng: giai đoạn thi công Dự án
- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn và rung chấn
- Kiểm tra mức ồn của phương tiện GTVT, thiết bị và máy móc thi công, nếu mức ồn lớn hơn GHCP thì lắp các thiết bị giảm âm.
- Không sử dụng các máy móc có mức ồn lớn hơn 85 dBA (đo tại điểm cách máy 2m). Nếu bắt buộc phải sử dụng thì không được sử dụng liên tục trong thời gian 30 phút. Trước khi sử dụng thông báo cho chính quyền địa phương và các hộ gia đình biết để tạo được sự thông cảm. Đối với các thiết bị này chỉ sử dụng trong khoảng thời gian từ 8h đến 11h, từ 2h đến 17 h hàng ngày và không được sử dụng liên tục trong vòng 30 phút. Cứ 30 phút phải dừng lại 30 phút mới tiếp tục sử dụng.
- Không sử dụng phương tiện, thi thiết bị thi công không quá cũ gây tiến ồn lớn
- Không tiến hành các hoạt động thi công phát sinh mức ồn lớn hơn 65 dB trong thời gian nghỉ, cụ thể:
+ Thời gian nghỉ trưa: Từ 11h30 đến 13h30
+ Thời gian nghỉ đêm: Từ 18h30 đến 7h00 hôm sau.
- Thông báo cho các hộ gia đình xung quanh, chính quyền địa phương và khu vực xung quanh khi tiến hành các biện pháp thi công gây tiếng ồn cao như: xe ủi san nền, xe lu, khoan, đổ bê tông,… để nhận được sự thông cảm và hợp tác từ phía cộng đồng.
- Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như đã trình bày tại phần trên vừa tuân thủ các quy định về BVMT hiện hành, vừa đáp ứng yêu cầu của chính quyền địa phương cũng như khu dân cư lân cận.
- Biện pháp giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông
Chủ dự án đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp sau:
- Lắp đèn, biển báo tại các vị trí cần thiết để cảnh báo khu vực thi công.
- Bố trí 01 cán bộ điều hành xe ra vào khu vực Dự án.
- Người lái và điều khiển phương tiện vận chuyển qua đào tạo có giấy phép lái xe và chứng chỉ quy định.
- Tuyên truyền hướng dẫn cho 50 công nhân thi công làm việc tại Dự án thực hiện đúng quy định về Luật an toàn giao thông đường bộ và đường thủy.
- Bố trí lịch vận chuyển nguyên vật liệu hợp lý, không tập trung nhiều phương tiện vận chuyển cùng 1 lúc, nhất là trong giờ cao điểm hoặc cùng thời điểm vận chuyển nguyên vật liệu thi công cùng dự án Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy phía Đông khu 2.
- Trong quá trình vận chuyển đóng thùng xe kín hoặc phủ bạt kín hạn chế bụi và CTR phát sinh.
- Các xe tải vận chuyển có đăng kiểm và chở đúng tải trọng cho phép.
- Thông báo kế hoạch thực hiện Dự án công khai trên các thông tin đại chúng để người tham gia giao thông, đặc biệt là các hộ dân gần Dự án nắm được và lựa chọn tuyến đường giao thông phù hợp.
Tính khả thi: Các biện pháp đề xuất dễ áp dụng, hiệu quả trong giảm thiểu cao.
Không gian áp dụng: các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu; khối lượng phá dỡ đổ thải...
Thời gian áp dụng: Toàn bộ thời gian thi công Dự án.
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án
Quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng
Quan trắc chất lượng không khí.
- Vị trí quan trắc:
+ Không khí 1: Không khí phía đông dự án giáp Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội.
+ Không khí 2: Không khí phía Bắc dự án tại cổng vào.
- Tần suất quan trắc: Tần xuất là 03 tháng/lần trong suốt thời gian xây dựng.
- Thông số quan trắc: TSP, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tiếng ồn, SO
2, NO
x, CO...
- Tiêu chuẩn so sánh: Theo Quy chuẩn Việt Nam, cụ thể:
+ QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
+ QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
+ QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
Quan trắc chất lượng nước.
- Vị trí quan trắc:
+ Nước mặt: Nước mặt giáp Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội
- Tần suất quan trắc: Quan trắc chất lượng nước được tiến hành với tần suất 03 tháng/1lần.
- Các thông số quan trắc: theo quy định của Quy chuẩn Việt Nam, cụ thể:
+ Nước mặt: pH, SS, TDS, COD, BOD
5, Coliform tổng số, dầu mỡ, Fe, Mn, As…
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Giai đoạn vận hành
- Vị trí quan trắc tại khu 1: 02 điểm.
+ NT1: Tại hố ga thu gom nước thải trước khi đưa về modul XLNT công suất 14 m3/ngày đêm xử lý.
+ NT2: Tại hố ga thoát nước thải sau xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung khu vực.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B, k=1).
Thông số: pH, BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Dầu mỡ động, thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat (PO43-) (tính theo P), Tổng Coliform.
Tần suất: 03 tháng/lần.
Kinh phí giám sát môi trường.
Kinh phí quan trắc môi trường được lập theo quy định hiện hành.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Kết luận.
Trên cơ sở phân tích các phương án thi công và các mục công trình được thực hiện của dự án, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực của Dự án, nguồn gốc gây ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm và các biện pháp khống chế ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường, rút ra một số kết luận sau đây:
Hoạt động của Dự án tại vị trí được cấp phép là phù hợp về mặt môi trường và quy hoạch chung huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
Kết quả khảo sát chất lượng môi trường của dự án cho thấy môi trường không khí của khu vực chưa bị ô nhiễm.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án cũng như trong giai đoạn vận hành của dự án có phát sinh các loại khí thải, bụi, tiếng ồn, nước thải và chất thải rắn. Tuy nhiên, dự án đã có các biện pháp giảm thiểu và quản lý được trình bày chi tiết tại báo cáo nên sẽ hạn chế tối đa các tác động tới môi trường;
- Chủ dự án sẽ thực hiện tốt các biện pháp trên để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, luôn đảm bảo môi trường trong sạch trong quá trình hoạt động.
- Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm bảo vệ môi trường.
Tóm lại:
Dự án “ Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy” không chỉ phù hợp mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội. Dự án có gây ra một số tác động tiêu cực đối với môi trường chủ yếu là trong quá trình thi công xây dựng, tuy nhiên qua những phân tích trên đây, chủ dự án sẽ đầu tư thực hiện tất cả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường cũng như các yếu tố liên quan trong cả giai đoạn thi công cũng như giai đoạn vận hành Dự án.
Kiến nghị.
Đây là một dự án mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cũng như góp phần góp phần vào sự phát triển KTXH chung của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Từ những ý nghĩa to lớn như trên việc sớm triển khai đầu tư Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy là hết sức cần thiết, đặc biệt quan trọng.
Kiến nghị Hội đồng thẩm định xem xét và trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt báo cáo ĐTM để Dự án được triển khai đúng tiến độ.
Cam kết.
Trong quá trình triển khai thi công xây dựng và vận hành dự án, Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
Cam kết các thông tin, số liệu, tài liệu đã nêu trong báo cáo ĐTM là hoàn toàn chính xác, trung thực.
Cam kết chỉ triển khai các hoạt động thi công xây dựng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định.
Cam kết thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trong văn bản trả lời xin ý kiến tham vấn của UBND, UBMTTQ xã Bảo Yên; Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư tại các xã và Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Onsenfuji.
Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT của Dự án:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và các quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình thi công, xây dựng và vận hành Dự án.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật và các quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt thiết kế các hạng mục công trình của Dự án; đảm bảo thực hiện thi công xây dựng đúng ranh giới được duyệt và tuân thủ nghiêm các yêu cầu về an toàn trong thiết kế được phê duyệt.
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành có liên quan, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án. Áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp, đảm bảo giảm thiểu hiệu quả các tác động tiêu cực do chất thải phát sinh từ dự án.
- Thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường, cập nhật và lưu trữ hồ sơ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra. Thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng nước thải định kỳ trong quá quá trình thi công, vận hành để kiểm soát chất lượng nước mặt khu vực Dự án; thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động thi công, chất lượng công trình.
- Thu gom, xử lý toàn bộ nước mưa chảy tràn, các loại nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án theo đúng phương án đề xuất tại báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường trong giai đoạn thi công và vận hành theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Cam kết đền bù những thiệt hại môi trường do Dự án gây ra theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Chủ dự án cam kết thực hiện tất cả các quy định chung về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14. Đồng thời cam kết đảm bảo chất
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy. huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Tại đây.
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy. huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Khu trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy. huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, để Công ty cổ phần tập đoàn ONSEN FUJI. hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.