Tin được xem nhiều

Trang nhất » Tin Tức » Tham Vấn ĐTM - Lĩnh vực Môi trường

DỰ ÁN: “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) - quốc lộ 2 - đường tỉnh 323H - đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” tỉnh Phú Thọ.

Thứ tư - 28/09/2022 16:33
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ có địa giới hành chính tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; phía Đông, Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp các tỉnh: Sơn La, Yên Bái. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách cảng biển Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Phú Thọ có hệ thống giao thông đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt và đường thủy, giúp địa phương thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu, cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó: Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ lớn trải dài rộng khắp từ đồng bằng đến miền núi, từ trung tâm tỉnh lỵ đến huyện, xã, thôn bản qua nhiều địa hình, cụ thể: có 09 tuyến đường quốc lộ đi qua với 531,1km;  51 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 748km; 12 cầu lớn bắc qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy và trên 400 cầu loại trung, cầu loại nhỏ trên các tuyến quốc lộ, đường địa phương; Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai với chiều dài 75,025 km, đi qua 44 xã, phường, thị trấn của 5 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Ba và Hạ Hòa); Hệ thống giao thông đường thủy có 5 con sông chảy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 316,5km, hiện nay tỉnh đang khai thác tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên các tuyến: sông Lô, sông Hồng và sông Đà. Về giao thông nông thôn, toàn tỉnh có gần 11.000 km, tỷ lệ cứng hoá đạt 67,1%; 455,6km đường đô thị, tỷ lệ cứng hóa đạt 91,5%.
Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng trung du và miền núi phía Bắc; được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; tỉnh Phú Thọ đã tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, do tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp; các tuyến giao thông quan trọng, kết nối vùng chưa được đầu tư phù hợp nên tỉnh chưa có sự phát triển đột phá về kinh tế; chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn; chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh; nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế còn ở mức thấp so với vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước; quy mô thu ngân sách còn nhỏ, chủ yếu nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Để khắc phục những hạn chế hiện nay và tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế, tỉnh Phú Thọ chủ trương đẩy mạnh khai thác thế mạnh của tỉnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, những thế mạnh của tỉnh chỉ có thể trở thành hiện thực khi thực hiện một số các giải pháp, trong đó quan trọng hàng đầu là hạ tầng giao thông được đầu tư, thông suốt, nhất là giao thông kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các công trình kết cấu hạ tầng khác.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ, xác định phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa và đi lại của nhân dân, tạo điều hiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh cần được quan tâm ngay từ thời điểm hiện tại
.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – quốc lộ 2 – đường tỉnh 323H – đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)”
- Địa điểm thực hiện: Tại 06 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao, xã Phú Hộ  và xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ, xã Phú Lộc, xã Phú Nham và xã Gia Thanh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh
- Địa chỉ trụ sở: Khu Đá Thờ, thị trấn Phong Chấu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ;
- Điện thoại: 0210 3 827 019;
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
Ông: Hà Xuân Huấn - Chức vụ: Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Phù Ninh.
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó:
+ Giai đoạn từ năm 2022 - 2023: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công dự án;
+ Từ năm 2023 - 2025: Thi công đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của dự án:
Vị trí dự án Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – quốc lộ 2 – đường tỉnh 323H – đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh) có tổng chiều dài tuyến đường là 7,488 km, nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 06 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao, xã Phú Hộ và xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ, xã Phú Lộc, xã Phú Nham và xã Gia Thanh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với:
- Điểm đầu tuyến: Tại Km0+0,0 giao đường tỉnh 325B tại cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao, tọa độ VN2000 (X= 2366750; Y= 554362)
- Điểm cuối tuyến: Km6+612,50 giao với đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh), tọa độ VN2000 (X= 2371736; Y= 557592).
- Tuyến nhánh dài 875,48m đi theo hướng Đông bắt đầu từ điểm cso tọa độ VN2000 X= 2369914; Y= 557059 và kết thúc tại cổng phụ nhà máy Giấy Bãi Bằng có tọa độ VN2000 X=2369529; Y=557728.


                                             Hình 1.1. Vị trí đoạn đường thực hiện dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất:
Vị trí khu vực dự án được thực hiện bám theo đường sắt cũ (tuyến đường sắt từ Nhà máy giấy Bãi Bằng đi ga Tiên Kiên), tuyến đường cắt qua đường QL2 (khoảng lý trình Km4+00), tuyến tách khỏi đường sắt cũ (lý trình Km4+500) đi qua đoạn ruộng và khu vực đồi xã Phú Lộc – huyện Phù Ninh và cắt đường 323H tại lý trình Km5+700, sau đó tuyến bám theo đường huyện P2 đến cuối tuyến (lý trình Km6+612). Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất, đất canh tác nông nghiệp và một số hộ dân khu vực tuyến đường đi qua.
Dựa vào nhu cầu sử dụng đất (Đất hành lang an toàn đường bộ: là hành lang dành cho đường, bao gồm phần nền đường theo quy hoạch và hành lang an toàn trên đó có dải cây xanh chống ồn, bụi nhằm cách ly đường với khu vực dân cư 2 bên; Phạm vi đất dành cho đường bộ: tuân thủ theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2014, từ mép ngoài cùng của chân taluy giai đoạn 1 ra mỗi bên 3m) dự kiến tổng diện tích đất chiếm dụng để thực hiện dự án là 195.000 m2, trong đó:
Bảng 1. 2. Hiện trạng dự kiến các loại đất chiếm dụng thực hiện dự án

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
 1 Đất thổ cư m2 3.300  
 2 Đất vườn (trồng cây lâu năm) m2 4.000  
 3 Đất ao (đất nuôi trồng thủy sản) m2 14.947  
 4 Đất ruộng (Tạm tính đất trồng lúa nước hạng 1, 2) m2 59.790  
 5 Đất công, đường giao thông, … m2 93.137  
                                                                                      [Nguồn: Thuyết minh dự án khả thi]
Hiện trạng khu vực thực hiện dự án:
Với diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng 195.000 m2, tuyến đường bắt đầu từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) và kết thúc điểm cuối giao với đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh), tuyến nhánh dài 875,48m đi theo hướng Đông và kết thúc tại cổng phụ nhà máy Giấy Bãi Bằng. Với tổng chiều dài tuyến đường là 7,488 km hầu như là xây mới, trong đó tuyến chính đi theo tuyến đường sắt cũ khoảng 4,5km/6,6km, còn lại là đi qua ruộng và bám theo đường cũ.
Một số vị trí thực hiện dự án hiện trạng lên đồi thấp hoặc khu vực trồng hoa màu theo sườn tuyến cũ và tránh đi qua các khu dân cư để giảm thiểu tối đa diện tích đất ở và các công trình hạ tầng của dân cư phải đền bù, giải phóng mặt bằng. Tại thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, trên phần diện tích mở rộng làm mới một số đoạn đường có các công trình nhà ở 01 tầng, nhà 02 tầng, nhà 03 tầng, nhà cấp 4, của các hộ dân thuộc 06 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao, xã Phú Hộ và xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ, xã Phú Lộc, xã Phú Nham và xã Gia Thanh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Khu vực dự án không đi qua khu bảo tồn, rừng đặc dụng cần bảo tồn, không đi qua các khu di tích lịch sử hay đền chùa miếu mạo cũng như các công trình kiến trúc, kinh tế, xã hội nào.
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường khu vực:
Hệ thống giao thông:
Hiện trạng các quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 tuyến quốc lộ chạy qua, gồm: QL2, QL.2D, QL32, QL32B, QL32C, QL70, QL.70B với tổng chiều dài 499 Km, các tuyến đường quốc lộ cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải của các phương tiện giao thông đi qua khu vực địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hiện trạng đường tỉnh: Mạng đường tỉnh phân bố tương đối hợp lý, hầu hết đã kết nối quốc lộ trên địa bàn với trung tâm các huyện, xã, các khu du lịch, khu công nghiệp, các cảng đường thủy,.... Một số đường tỉnh kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái,... Hiện tại, có 54 đường tỉnh với tổng chiều dài 786,2km, trong đó:
Về kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng có chiều dài 125.40Km, bê tông nhựa 298Km, đá dăm nhựa 330,5Km, cấp phối đá dăm láng nhựa 27Km, cấp phối đất có chiều dài 5,4Km.
Về chất lượng mặt đường: tốt 425,2 km, trung bình 79,4Km, xấu 186,4Km, rất xấu 95,2Km.
Cấp kỹ thuật: đường cấp III có tổng chiều dài 196Km, đường cấp IV có chiều dài 340,3Km, đường cấp V có chiều dài 234,5Km, còn lại là đường cấp VI và đường chưa vào cấp với chiều dài 15,5Km.
Các tuyến đường tỉnh trong thời gian qua đã được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tuy nhiên,với nguồn vốn còn hạn chế nên nhiều tuyến vẫn chưa được nâng cấp, chất lượng còn xấu; dẫn đến hạn chế kết nối giữa các tuyến đường quốc lộ với nhau; ngoài ra còn nhiều tuyến đường tỉnh sử dụng đường tràn nên hạn chế lưu thông trong mùa mưa lũ.
Các trục đường tỉnh chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc gồm: ĐT323, 314, 320, 313, 316; 321... được xác định là các trục dọc chính.
Các đường tỉnh chạy theo hướng Đông - Tây  gồm: ĐT324, ĐT 314B, 314C, ĐT 319,314E , 323C, 323E... được xác định là các trục nganh chính.
Hệ thống sông suối:
Tuyến đường xây dựng chủ yếu đi qua đồi thấp và đồng ruộng, hiện trạng không cắt qua sông ngòi, chủ yếu đi qua các mương tiêu phục vụ nông nghiệp. Theo khảo sát của người dân, khu vực này không xảy ra hiện tượng ngập úng do mưa bão.
Hiện trạng lớp phủ thực vật khu vực dự án:
Trong pham vi thực hiện dự án, tuyến đường không cắt qua khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Khoảng cách từ tuyến (bên trái tuyến) đến khu nhạy cảm gần nhất là Nghĩa trang Thiên Đức khoảng 4,6km. Hiện trạng lớp phủ thực vật trên toàn tuyến chủ yếu là đồng ruộng, một phần rừng sản xuất với các loại cây như cây bạch đàn, cây keo có tuổi thọ từ 3 - 5 năm, với chiều cao trung bình từ 2m đến 5m xen lẫn các tràng cây bụi.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Dân cư:
Tuyến đường dự án hạn chế đi qua các khu dân cư. Tại một số điểm giao cắt với quốc lộ 2, đường 323H tuyến đường có đi qua một vài hộ dân cần giải phóng mặt bằng. Dọc theo tuyến dự án dân cư thưa thớt, chủ yếu đi qua đồng ruộng và đồi thấp.
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị:
Đối với khu, cụm công nghiệp: Điểm đầu tuyến là Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao và cuối tuyến là Cụm công nghiệp Phú Gia.
Khoảng cách từ đầu tuyến (bên trái tuyến) đến vị trí Cụm công nghiệp Hợp Hải, huyện Lâm Thao khoảng 17,2km.
Khoảng cách từ cuối tuyến (bên phải tuyến) đến vị trí Cụm công nghiệp Tử Đà – An Đạo thuộc huyện Phù Ninh khoảng 10,1 km.
Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực Dự án không có công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử.
Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
Mục tiêu dự án:
Tuyến Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – Quốc lộ 2 – Đường tỉnh 323H – Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh) khi được đầu tư xây dựng sẽ mang lại lợi ích chung cho quốc gia và địa phương, trong đó:
Lợi ích quốc gia:
Xây dựng nền đường có quy mô, kỹ thuật tuyến đường đảm bảo cho tuyến đường liên thông và cùng cấp hạng kỹ thuật trên toàn bộ tuyến.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực mà tuyến đi qua và vùng lân cận.
Lợi ích địa phương:
Xây dựng tuyến Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – Quốc lộ 2 – Đường tỉnh 323H – Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh) tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối thuận lợi giữa các huyện và các khu, cụm công nghiệp trong khu vực từ huyện Lâm Thao đến Phù Ninh, đồng thời kết nối với 3 tuyến đường 325B, quốc lộ 2 và 323H.
Kết hợp nhiệm vụ phòng chống thiên tai, khắc phục tình trạng chia cắt giữa các vùng trong mùa mưa, kết nối với các tuyến đường giao thông đối nội theo trục ngang của tỉnh, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện miền núi khó khăn như Lâm Thao, Phù Ninh,…
Góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói riêng.
Các hiệu quả kinh tế - xã hội có thể định lượng được gồm:
Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ thuế thu nhập doanh nghiệp;
Tạo việc làm cho lao động địa phương trong quá trình xây dựng và khai thác của dự án;
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hỗ trợ trong quá trình xây dựng dự án.
Từ các lợi ích to lớn mà dự án mang lại cho Quốc gia và địa phương như phân tích ở trên nhu vậy việc đầu tư xây dựng, Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao)–Quốc lộ 2–Đường tỉnh 323H– Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh) tại 06 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao, xã Phú Hộ, xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ, xã Phú Lộc, xã Phú Nham, xã Gia Thanh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là hoàn toàn cần thiết.
Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án:
Loại hình dự án: Đây là loại hình dự án đầu tư công thuộc nhóm B với hình thức đầu tư xây mới đường giao thông.
Quy mô, công suất dự án:
Theo Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – Quốc lộ 2 – Đường tỉnh 323H – Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” có quy mô tuyến đường cụ thể như sau:
Đoạn tuyến thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III – đồng bằng, vận tốc thiết kế VTK=80Km/h (theo TCVN 4054-2005: Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế), với các chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
- Chiều dài tuyến chính           : L= 6,613Km;
- Chiều dài tuyến nhánh            : L= 0,875Km;
+ Chiều rộng nền đường:          : Bnền=12,0m;
+ Chiều rộng mặt đường:          : Bmặt=7,0m;
+ Chiều rộng lề gia cố:              : BlềGC=2x2,0m;
+ Chiều rộng lề gia cố:              : BlềGC=2x2,5m (rãnh hộp 2 bên);
+ Chiều rộng lề gia cố:              : Blềđất=2x0,5m;
+ Bán kính đường cong nằm     : Rmin=400(250)
+ Bán kính đường cong lồi        : Rlồimin=5000(4000)
+ Bán kính đường cong lõm      : Rlõmmin=3000(2000)
+ Độ dốc dọc lớn nhất              : Imax=5%.
- Độ dốc ngang mặt đường i =2%; trong đường cong theo độ dốc siêu cao;
- Taluy nền đường đào: 1/1; nền đường đắp: 1/1,5.
+ Độ dốc ngang mặt đường:      imặt = 2%;
+ Ta luy nền đào: Từ 1/0.75 đến 1/1 tuỳ thuộc vào cấu trúc địa chất;
+ Ta luy nền đắp 1/1.5.
+ Thiết kế siêu cao, mở rộng đảm bảo giao thông êm thuận đạt tiêu chuẩn tốc độ thiết kế 80km/h.
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Các hạng mục công trình chính của dự án

Quy mô các hạng mục công trình của dự án:

Thông số xác định:
- Quy mô đầu tư của dự án “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – Quốc lộ 2 – Đường tỉnh 323H – Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” được xác định căn cứ vào:
+ Mục đích xây dựng và ý nghĩa của tuyến đường (chức năng tuyến đường).
+ Quy hoạch tuyến đường trong quy hoạch giao thông tỉnh Phú Thọ.
+ Lưu lượng phương tiện dự báo trên tuyến.
+ Số làn xe được hoạch định theo hướng dẫn tại TCVN 4054:2005.
Quy mô hạng mục công trình chính của dự án:
Theo Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – Quốc lộ 2 – Đường tỉnh 323H – Đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” là đường cấp III miền núi, 2 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 (chiều rộng làn xe B = 2,75 m/làn).
Tiêu chuẩn kỹ thuật đường: Đường cấp III - đồng bằng (VTK=80km/h) như sau:
Bình đồ:
Tuyến chính:
Chiều dài tuyến: Tổng chiều dài tuyến đường là 6,612km
Tổng số đỉnh đường cong nằm 10 đỉnh tất cả đều cắm cong chuyển tiếp trong đó:
Đỉnh có 250 ≤ R có 1 đỉnh
Đỉnh có 400 ≤ R có 9 đỉnh
- Bình đồ tuyến thiết kế đảm bảo hài hoà các yếu tố sau:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hình học của đường cấp III – đồng bằng; vận tốc thiết kế 80km/h.
+ Tránh các khu đông dân cư, khu du lịch và các di tích lịch sử văn hóa, giảm thiểu tối đa diện tích giải phóng mặt bằng;
+ Đi qua khu vực có địa hình, địa chất thuỷ văn thuận lợi;
+ Kết hợp hài hoà thuận lợi với hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực;
+ Phù hợp với các quy hoạch đã và đang được triển khai;
+ Giảm thiểu tác động môi trường, ít ảnh hưởng xấu đến công tác nông - lâm - ngư nghiệp của nhân dân hai bên tuyến;
Tuyến nhánh
Chiều dài tuyến: Tổng chiều dài tuyến đường là 0,875km
Tổng số đỉnh đường cong nằm 2 đỉnh tất cả đều cắm cong chuyển tiếp và có R ≥ 250m.
Trắc dọc:
Tuyến chính:
- Tổng số điểm đổi dốc: 12 điểm (Không kể hai điểm đầu cuối), có 06 vị trí bố trí đường cong lõm với R>3000, có 06 vị trí bố trí đường cong lồi với R>4000.
- Độ dốc dọc thiết kế:

     TT Độ dốc (%)/ Chiều dài
1  I min = 0,17%/925,58
2  I max = 4,09%/286,58m
 
 
Tuyến nhánh:
- Tổng số điểm đổi dốc: 1 điểm (Không kể hai điểm đầu cuối), có 01 vị trí bố trí đường cong lõm với R=20000
- Độ dốc dọc thiết kế:

     TT Độ dốc (%)/ Chiều dài
1  I min = 0,22%/329,70m
2  I max = 0,31%/545,79m
 
- Trắc dọc thiết kế trên nguyên tắc đi bám sát theo mực nước thiết kế H4%, kết hợp hài hoà giữa các yếu tố đường cong bằng và các yếu tố đường cong đứng, đảm bảo xây dựng các công trình trên tuyến (cống), đảm bảo thiết kế theo các tiêu chuẩn thiết kế của dự án được duyệt và quy phạm hiện hành, êm thuận trong quá trình vận hành xe và giảm thiểu khối lượng đào đắp cũng như khối lượng các công trình phụ trợ khác.

Mặt cắt ngang:

+ Chiều rộng nền đường: Bnền=12,0m;
+ Chiều rộng mặt đường: Bmặt=7,0m;
+ Chiều rộng lề gia cố: BlềGC=2x2,0m;
+ Chiều rộng lề gia cố: BlềGC=2x2,5m (rãnh hộp 2 bên);
+ Chiều rộng lề gia cố: Blềđất=2x0,5m;
+ Độ dốc ngang mặt đường i =2%; trong đường cong theo độ dốc siêu cao.
+ Độ dốc ngang hè đường i = 1,5%, dốc về phía mặt đường
Nền đường:
Nền đắp:
Thiết kế độ dốc mái ta luy 1/1,5
Đắp trên sư­ờn dốc lớn hơn 20% thiết kế đánh cấp bề rộng cấp 2m,
Với nền đắp cao trên 6m thiết kế giật cấp, chiều cao cấp tối đa 6m, thềm cấp rộng 3m độ dốc ra ngoài nền 5%.
Trước khi đắp vét hữu cơ, bùn hết chiều dày thực tế tuyến có theo thiết kế từng vị trí trên bản vẽ.
Độ chặt đất đắp K95, riêng lớp đắp d­ưới đáy kết cấu mặt đ­ường đến cao độ  dư­ới đáy kết cấu mặt 0,5m độ chặt đắp K98.
Yêu cầu đắp chặt ở độ chặt K95 có CBR > 4; ở độ chặt K98 có CBR >6.
Nền đào:
Thiết kế ta luy 1/1, nền đ­ường d­ưới đáy kết cấu mặt đường đến chiều sâu 0,5m đào lên đắp trả đầm lại độ chặt K98.

Mặt đường:

Xác định Mô đun đàn hồi:
Căn cứ theo quy định tại Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 211-06; Với quy mô đường cấp III Đồng bằng mô đun đàn hồi yêu cầu tối thiểu là Eyc=140 Mpa. Với tính chất là đường giao thông kết nối tuyến đường 325B đi Quốc lộ 2 - Đường Âu Cơ - đường tỉnh 323H, 323G, 323, đồng thời phát triển công nghiệp huyện, kết nối cụm công nghiệp bắc Lâm Thao với cụm công nghiệp Phú Gia, cụm công nghiệp Tử Đà – An Đạo do đó lựa chọn Eyc=140 Mpa.
Nguyên tắc thiết kế kết cấu áo đường:
Tầng mặt của kết cấu áo đường bố trí từ 2 lớp bê tông nhựa (BTNC 12,5; BTNC 19);
Kết cấu mặt đường đáp ứng mô đun đàn hồi yêu cầu của Dự án;
Kết cấu mặt đường phù hợp với các điều kiện về địa hình, địa chất, khí hậu; điều kiện cung cấp và tính chất vật liệu khu vực … bảo đảm kinh tế - kỹ thuật.
Kết quả tính toán chiều dày kết cấu áo đường:
Kết cấu áo đường của tuyến đường: Thiết kế đảm bảo Eyc≥140Mpa, với các dạng kết cấu như sau:
Kết cấu áo đường làm mới và cạp mở rộng trên nền đất (KC1):
+ Lớp 1: Bê tông nhựa BTNC 12.5 dày 5cm.
+ Tưới nhựa dính bám 0,5 kg/m2.
+ Lớp 2: Bê tông nhựa BTNC 19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám 1 kg/m2.
+ Lớp 3: Cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 dày 18cm.
+ Lớp 4: Cấp phối đá dăm loại II Dmax 37.5 dày 32cm.
Kết cấu áo đường tăng cường:
Kết cấu KC2:
+ Lớp 1: Bê tông nhựa BTNC 12.5 dày 5cm.
+ Tưới nhựa dính bám 0,5 kg/m2.
+ Lớp 2: Bê tông nhựa BTNC 19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám 1 kg/m2.
+ Lớp 3: Cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 dày 18cm.
+ Lớp 4: Cấp phối đá dăm loại II Dmax 37.5 dày 32cm.
+ Bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại II Dmax 37.5
Kết cấu KC1:
+ Lớp 1: Bê tông nhựa BTNC 12.5 dày 5cm.
+ Tưới nhựa dính bám 0,5 kg/m2.
+ Lớp 2: Bê tông nhựa BTNC 19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám 1 kg/m2.
+ Lớp 3: Cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 dày 18cm.
+ Bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại I Dmax 25

Thiết kế giao cắt:

Nút giao:
Nút giao được thiết kế đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc dự án khác liên quan, dễ nhận biết cho người tham gia giao thông, đảm bảo lưu lượng thông qua nút là lớn nhất.
Nút giao được thiết kế phù hợp với địa hình và cảnh quan môi trương xung quanh.
Tốc độ thiết kế đoạn đường trong nút giao thiết kế với V=50km/h. Tốc độ thiết kế cho các hướng xe rẽ phải và rẽ trái thiết kế trong khoảng 15 km/h đến 40 km/h.
Trong phạm vi Dự án có các nút giao sau:
Nút giao đầu tuyến kết nối dự án: cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối đường tỉnh 325B kết nối đường - Hồ Chí Minh đi cầu Ngọc Tháp và tuyến cứu hộ cứu nạn. Tổ chức giao thông dạng ngã ba như hiện tại.
Nút giao đường QL2 tại lý trình Km3+976 là nút giao ngã tư. Nút giao được thiết kế kênh hóa bằng 4 đảo nổi để tách biệt làn rẽ phải trực tiếp theo các hướng trong nút giao.
Nút giao với tuyến nhánh tại lý trình Km4+640 là nút giao ngã ba. Nút giao được thiết kế kênh hóa bằng 2 đảo nổi phía bên phải tuyến chính để kênh hóa làn rẽ phải trực tiếp vào tuyến nhánh của Dự án.
Nút giao cụm công nghiệp Phú Gia tại lý trình Km5+715,87 là nút giao ngã tư. Nút giao được thiết kế không sử dụng đảo, bố trí hướng rẽ trái, rẻ phải trực tiếp vào đường P4 huyện Phù Ninh.
Các nút giao được thiết kế bố trí tổ chức giao thông đầy đủ hệ thống vạch sơn, biển chỉ dẫn theo đúng tiêu chuẩn.
Thiết kế đường giao dân sinh:
Tại các vị trí giao cắt với đường dân sinh, tiến hành thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận cho xe lưu thông. Kết quả thiết kế đường dân sinh như sau:

NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu, hóa chất:

Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng của dự án được mua tại tỉnh Phú Thọ và các khu vực lân cận.
Khối lượng nguyên, vật liệu phục vụ công tác thi công xây dựng dự án được tổng hợp từ dự toán khối lượng thi công công trình theo thuyết minh thiết kế cơ sở của Dự án như sau:

Nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, hóa chất:

Căn cứ vào kết quả khảo sát tại hiện trường và biên bản làm việc thống nhất với các địa phương từ bước dự án đầu tư và điều tra bổ sung ở bước bản vẽ thi công, nguồn cung cấp vật liệu cho công trình được khai thác tại các vị trí sau:

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Thực hiện giải phóng mặt bằng

Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án được thực hiện trên cơ sở Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB, tái định cư.
Theo quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất xây dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông, ngay sau khi Dự án được phê duyệt, Chủ đầu tư Dự án thực hiện thủ tục thông báo chuyển Dự án GPMB cho địa phương (chủ đầu tư Dự án GPMB) để tổ chức thực hiện theo quy định.
Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành tiểu Dự án độc lập và được thực hiện bởi Ban đền bù GPMB cấp huyện sẽ tiến hành phá dỡ, di dời các công trình vĩnh cửu như nhà cửa, cột điện... trước khi thu hồi đất và bàn giao cho Chủ Dự án.
Chủ Dự án có trách nhiệm đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và kế hoạch về tiến độ Dự án, gói thầu theo từng giai đoạn xây dựng và kế hoạch phân bổ vốn đảm bảo cho việc triển khai hoàn thành công tác GPMB đúng tiến độ. Nguồn kinh phí thực hiện GPMB và tái định cư sẽ do cơ quan quyết định đầu tư cấp về các địa phương.
Sau khi hoàn tất công tác thu hồi đất, địa phương sẽ bàn giao mặt bằng cho Chủ Dự án để thực hiện xây dựng các hạng mục công trình.
Rà phá bom mìn trong phạm vi mặt bằng thi công: Theo Quyết định 96/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ và Thông tư số 146/2007/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ -TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ; nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình rà phá bom mìn, công tác dò mìn sẽ được thực hiện tại và xung quanh khu vực thi công.

Chuẩn bị thi công

Chuẩn bị mặt bằng:

Công tác chuẩn bị được thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động thi công. Các nội dung chính bao gồm:
Thăm dò hiện trường Dự án và khu vực xung quanh nhằm xác định các trở ngại (công trình dân dụng, nhà cửa, công trình thủy lợi, giao thông hiện hữu,  vv…), họp với các cơ quan chức năng có các công trình cắt ngang, khảo sát đất (thăm dò các mỏ đất đắp phục vụ thi công và bãi đổ thải) và xem xét các công trình vệ sinh môi trường (các công trình khai thác nước ngầm, nước cấp phục vụ sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp);
Khảo sát để chuẩn bị: lập các điểm mốc tọa độ, cắm cọc tim đường và cắm cọc tham khảo. Nghiên cứu khả năng khảo sát bổ sung khi cần chỉnh tuyến, đặc biệt tại những khi vực có địa hình thay đổi phức tạp;
Di dời đường điện: Việc di dời các hệ thống cơ sở hạ tầng (nguồn điện, thông tin) sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi thực hiện thi công các hạng mục công trình của Dự án. Trong thời gian xây mới các cơ sở hạ tầng, các công trình cũ vẫn được sử dụng để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của người dân. Sau khi xây dựng xong các công trình mới, nguồn điện và thông tin sẽ được chuyển từ các công trình cũ sang công trình mới. Sau đó các công trình cũ sẽ được phá dỡ để bàn giao mặt bằng cho Dự án thi công xây dựng.
Lựa chọn đường công vụ: Đường công vụ dọc tuyến sử dụng đường hiện tại và các đoạn đường gom; đường công vụ ngang sẽ sử dụng hệ thống đường địa phương. Sau khi thi công sẽ hoàn trả lại mặt đường của các tuyến đường hiện tại được sử dụng trong quá trình thi công.

Thi công các lớp móng, mặt đường:

Thi công lớp móng cấp phối đá dăm:
Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm theo quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8859:2011. Trên cùng là các lớp bê tông nhựa. Trong quá trình thi công cần phải bảo đảm an toàn giao thông, không để tai nạn xảy ra.
Trình tự thi công lớp mặt đường bê tông nhựa phải tuân thủ theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa TCVN 8819:2011
Công tác chuẩn bị thi công:
Công tác chuẩn bị vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD).
Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình. Công tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình làm cơ sở để tư vấn giám sát chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu.
Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở để tư vấn giám sát chấp thuận đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình.
Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công;
Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để nkhông bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện vận chuyển, thi công; không bị ngập nước, bùn đất hoặc vật liệu khác lẫn vào;
Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự phân tầng của vật liệu CPĐD.
Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công:
Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường.
Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế.
Đối với mặt bằng thi công là móng hoặc mặt đường cũ, phải phát hiện, xử lý triệt để các vị trí hư hỏng cục bộ. Việc sửa chữa hư hỏng và bù vênh phải kết thúc trước khi thi công lớp móng cấp phối đá dăm. Khi bù vênh bằng CPĐD thì chiều dày bù vênh tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công:
Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san, các loại lu, ôtô tự đổ chuyên chở vật liệu, thiết bị khống chế độ ẩm,
máy đo đạc cao độ, dụng cụ khống chế chiều dày, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ chặt, độ ẩm tại hiện trường;
Tiến hành kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công chủ yếu như hệ thống điều khiển chiều dày rải của máy rải, hệ thống rung của lu rung, hệ thống điều khiển thủy lực của lưỡi ben máy san, hệ thống phun nước... nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công lớp vật liệu cấp phối đá dăm.
Việc đưa các trang thiết bị trên vào dây truyền thiết bị thi công đại trà phải dựa trên kết quả của công tác thi công thí điểm.
Thi công mặt đường bê tông nhựa (BTN).
Chỉ được thi công mặt đường BTN vào những ngày không mưa, móng đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới +50C. Thi công cuốn chiếu sau khi hạng mục CPĐD loại 1 thi công được khoảng 200 mét.
Trong những ngày đầu thi công hoặc sử dụng một loại BTN mới phải tiến hành thi công rải thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn áp dụng cho đại trà.
Chuẩn bị lớp móng:
Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng lớp móng, xử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
Đầm lèn chặt ngay trước khi thi công lớp BTN.
Định vị và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế, kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt đường, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính
xác dọc theo mép mặt đường và mép của dải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Thi công lớp nhựa dính bám:
Dùng xe tưới nhựa tưới một lượng nhựa (hoặc  nhũ  tương) dính bám 1,0kg/m2. Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC-70; MC-70).
Có thể dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 80/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 45oC ± 10oC.
Nhựa được tưới trước độ 4-6h trước khi rải lớp bê tông nhựa lên trên.

TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó:
Giai đoạn từ năm 2022 - 2023: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công dự án;
Từ năm 2023 - 2025: Thi công đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
Thời gian xây dựng các hạng mục công trình có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình thực tế của dự án.
Bảng 1. 11. Tiến độ thực hiện dự án

TT Hạng mục Tiến độ dự án
Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
1 Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công dự án        
2 Thi công đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025        
 

Tổng mức đầu tư

Nội dung cấu thành tổng mức đầu tư:
 Tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở khối lượng chủ yếu theo thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và các văn bản pháp lý theo quy định.
 Chi phí xây dựng được dựa trên cơ sở khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở và đơn giá tổng hợp. Đơn giá tổng hợp bao gồm toàn bộ các chi phí và thuế giá trị gia tăng.
Chi phí Quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, (tạm tính 15% chi phí xây lắp - phù hợp với Thông tư 11/2021/TT-BXD cho phép không vượt quá 15%).
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Tổng mức đầu tư:
Tổng mức vốn đầu tư dự án: 245.125.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bốn mươi lăm tỉ, một trăm hai mươi lăm triệu đồng), trong đó:

TT HẠNG MỤC GIÁ TRỊ SAU THUẾ (đồng)
1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 37.523.264.000
2 Chi phí xây dựng 171.972.526.000
3 Chi phí quản lý dự án 2.666.586.000
4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 8.483.882.000
5 Chi phí khác 3.258.963.000
6 Chi phí dự phòng 21.219.779.000
  Tổng mức đầu tư 245.125.000.000 đồng
 
Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó:
Vốn trung hạn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025: 196.100.000.000 tỷ đồng (Một trăm chín mươi sau tỷ đồng).
Ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác: 49.025.000.000 đồng (Bốn mươi chín tỷ không trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Nội dung quản lý:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phù Ninh, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo quy định.
 
Nội dung Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – quốc lộ 2 – đường tỉnh 323H – đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” tỉnh Phú Thọ”, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây.

Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu; thông tin về dự án, các vấn đề môi trường của dự án được trình bày trong báo cáo ĐTM. Nội dung cụ thể được trình bày tại phần kết luận, cam kết và kiến nghị của báo cáo ĐTM.
 
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – quốc lộ 2 – đường tỉnh 323H – đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” tỉnh Phú Thọ”,  xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com 
trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đường giao thông nối từ đường tỉnh 325B (Cụm công nghiệp Bắc Lâm Thao) – quốc lộ 2 – đường tỉnh 323H – đường huyện P2 (Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện Phù Ninh)” tỉnh Phú Thọ”, để Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.



Tác giả bài viết: Trần Độ - Trung tâm KTCNTN&MT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bản đồ giá đất
Quyết định khu vực cấm, phương án khai thác khoáng sản
Công bố các văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường
Công bố quy hoạch sử dụng đất tỉnh phú thọ đến năm 2020
Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh phú thọ
Bản đồ hành chính

Tra tin theo ngày tháng

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cổng TTDT Chính phủ
Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ
Dịch vụ công trực tuyến Bộ TN và MT
Dịch vụ công trực tuyến
Du lịch Phú Thọ
Tài liệu tuyên truyền pháp luật
Cục Công nghệ thông tin
Cục đo đạc và bản đồ
Cục bảo vệ môi trường
Chung tay phòng, chống Đại dịch COVID
Thông tin chỉ đạo điều hành
Dự báo thời tiết

Thống kê truy cập

vay cong so Đang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 74


thời trang công sở Hôm nay : 23571

thoi trang han quoc Tháng hiện tại : 98617

4 Tổng lượt truy cập : 34177217

Bảng giá đất


san panel thi công nhà xưởng nồi hơi tầng sôi thi công trần nhà Chung cư Sunrise City Lê Văn Lương chung cư thương mại Dự án chung cư Đồng Phát Park View Vinhomes Riverside Hải Phòng Vinhomes metropolis Liễu Giai Dự án Vinhomes dong phuc Giá máy làm đá viên Máy bào đá tự động may lam da nắp hố ga đầu cáp ngầm 24kv