Trong những năm gần, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2003 đến nay, tổng cộng đã có 18 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 5 Nghị định của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nhiều thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ cùng các chỉ thị, quyết định trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được ban hành tạo hành lang pháp lý quan trọng để đưa Luật Tài nguyên nước vào cuộc sống.
Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ trong 3 tháng đầu năm 2009 tại các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương cho thấy: Ở Vĩnh Phúc, tốc độ hạ thấp mực nước trung bình trong thời gian từ đầu năm 2000 tới năm 2009 bình quân vào khoảng 0,13m/năm, do ảnh hưởng khai thác nước tập trung trong tầng chứa nước có áp Pleistocen (qp) đặc biệt là khu vực thành phố Vĩnh Yên. Ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, lượng nước khai thác tăng cũng ảnh hưởng đến tầng chứa nước của khu vực. Khu vực Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng có đặc điểm thủy địa hóa phức tạp nên nước mặt, nước nhạt xen kẽ... Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, sự khai thác nước dưới đất tăng cũng dẫn đến sự hạ thấp mực nước ở một số nơi, điển hình là khu vực phía Nam thành phố nơi có các bãi giếng đang hoạt động.
Tài nguyên nước ở Việt Nam phân bố không đều và biến đổi mạnh theo thời gian. Thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vùng núi cao phía Bắc và đồng bằng ven biển. Nguy cơ này sẽ trầm trọng hơn vào thế kỷ tới khi lượng nước cần dùng tăng nhanh. Vì lẽ đó, công tác quan trắc tài nguyên nước dưới đất sẽ cung cấp những kết quả đáng tin cậy và cần thiết trong công tác quy hoạch cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu quan trọng đối với nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên quý giá này.
Ô nhiễm nước ở các lưu vực sông (LVS) đang gia tăng nhưng việc quản lý lại chưa đáp ứng về mặt tổ chức, về năng lực, trang thiết bị, chế tài quản lý và thiếu nguồn kinh phí để xử lý... nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng. Điều này đang phá hủy các nguồn nước sạch quý hiếm mà sau này muốn phục hồi sẽ rất tốn kém. Mặc dù Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 4/2006 đã đặt nhiệm vụ về bảo vệ tài nguyên nước lên hàng đầu, tiếp đó mới là các nhiệm vụ về khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước, nhưng đến nay, tài nguyên nước trên các LVS vẫn bị suy thoái.
Suy thoái tài nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta do nhiều nguyên nhân. Để thay đổi nhận thức của người dân, hướng đến các giải pháp tiết kiệm nguồn nước, đảm bảo lợi ích chung nhất của sự phát triển bền vững, cần những giải pháp quyết liệt đồng bộ của các nhà quản lý.
Để có thể lựa chọn và áp dụng hiệu quả mô hình xử lý asen, cải thiện sức khỏe cho người dân, Cục Quản lý Tài nguyên nước đã tổ chức Hội thảo “Lựa chọn mô hình xử lý ô nhiễm Asen trong nước ngầm cho vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long” ngày 26/5, tại Vĩnh Phúc. Đây là hội thảo đầu tiên triển khai dự án “Mô hình xử lý Asen và chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông về Asen” do Quỹ Lien hỗ trợ (một tổ chức phi chính phủ của Singapore), Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước (Cục QLTNN) là đơn vị thực hiện.
Tại buổi làm việc về triển khai Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước giai đoạn 2006-2010 chiều 21/5, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc triển khai các đề án trong Chiến lược, xem xét bổ sung vào kế hoạch năm 2009 những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược như “Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước Quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước”...
Trong hai ngày 14 và 15/5, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Tổ chức Đông Tây hội ngộ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tính bền vững trong dịch vụ cung cấp nước sạch cho cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam, do Chương trình Hỗ trợ Toàn cầu dựa trên Kết quả đầu ra (GPOBA) hỗ trợ. Tham gia Hội thảo có trên 100 đại biểu là nhân viên quản lý các hệ thống nước cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã..., đại diện các b, ngành liên quan, đại diện các cộng đồng dân cư và các tổ chức phi chính phủ...
Tài nguyên nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt đang tác động ngày càng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của người dân. Theo các chuyên gia ngành nước, để từng bước khắc phục, tình trạng ô nhiễm, công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Từ cuối tháng 4 một số hộ dân ở thị trấn Hùng Sơn (Lâm Thao) và xã Thạch Sơn bắt đầu được sử dụng nước máy do công ty TNHH một thành viên cấp nước Phú Thọ cung cấp, đưa dự án nước sạch xã Thạch Sơn và vùng phụ cận huyện Lâm Thao đi vào giai đoạn kết thúc, đồng thời tạo điều kiện để một khu vực dân cư tập trung được hưởng lợi chương trình nước sạch phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Xây dựng kênh chia sẻ thông tin, thu hút sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của các nhà quản lý để kiểm soát ô nhiễm nước là chủ đề chính của Hội thảo “Chương trình phổ biến thông tin cộng đồng hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm nước”, do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/ 4 tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. ở những điều kiện bình thường, trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
Ngày 20/4 tại Hà Nội, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước (TNN). Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển chủ trì Hội thảo. Tham dự còn có đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (đơn vị tài trợ), các Bộ NN&PTNT, Tư pháp, Công Thương…, Cục Quản lý Tài nguyên nước, các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước trong và ngoài nước.
Ngày 19/3, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển đã ký Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Ngày 19/3, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển đã ký Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, việc đảm bảo an ninh về nước ở Việt Nam ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, bởi 60% lượng nước chảy vào nước ta là từ các sông suối có thượng nguồn ở các nước láng giềng. Nếu tính cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào, lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam trung bình đạt khoảng 9.840m3/người/năm. Tuy nhiên, nếu chỉ tính lượng nước nội sinh trên trong lãnh thổ Việt Nam thì chỉ đạt 400m3/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 7.400m3/người/năm.
Quan hệ nguồn nước với các nước láng giềng
Theo thống kê sơ bộ, nước ta có trên 200 sông, suối lớn, nhỏ có mối quan hệ nguồn nước với các nước láng giềng. Trong 13 lưu vực sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2 có tới 8 lưu vực sông liên quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước, đó là sông Hồng (bao gồm cả sông Đà, sông Lô, sông Thao), Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Sê San, Srepok, Đồng Nai, Cửu Long.
Là phường “cửa ngõ” TP Việt Trì với vị trí địa lý thuận tiện về đường bộ, đường thuỷ và có tiềm năng phát triển KT-XH, phường Bạch Hạc có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố trong những năm qua. Nhưng nơi đây, tình trạng khan hiếm nước sạch sinh hoạt đang diễn ra gay gắt với hàng ngàn hộ dân “khát” nước sạch sinh hoạt hàng ngày, gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống , mưu sinh cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 4/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên và Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển đã có buổi làm việc với Cục Quản lý Tài nguyên nước. Cùng dự có đại diện của các Tổng cục, Cục, Vụ, Trung tâm trực thuộc Bộ. "Tài nguyên nước đang lên ngôi. Cục QLTNN đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa, phải biết chớp lấy thời cơ trong quan hệ hợp tác quốc tế. Khi xây dựng các đề án, dự án, Cục QLTNN cần phối hợp với các lĩnh vực khác thuộc Bộ" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên vừa ký Quyết định số 216/QĐ-BTNMT về việc ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước ký thừa ủy quyền Bộ trưởng các văn bản liên quan đến cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất.