Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Công nghiệp khai thác khoáng sản bên cạnh những đóng góp tích cực cho xã hội còn bộc lộ những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của việc khai thác đến cuộc sống, huyện Tân Sơn đã có những giải pháp để tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Hiện nay trên lòng sông Lô thuộc địa bàn huyện Phù Ninh có Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là công ty Thái Sơn) được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (lần đầu) số 42/GP-UBND ngày 28/11/2013; cấp gia hạn tại Giấy phép số 06/GP-UBND ngày 23/01/2015. Tổng diện tích của mỏ là 36,5 ha; trong đó, giao Công ty được phép khai thác phần đất có mặt nước với diện tích là 27,7 ha; giao bảo vệ, quản lý - không khai thác 8,8 ha.
Tỉnh Hưng Yên vừa ký kết chương trình phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về khai thác cát với các tỉnh, thành phố giáp ranh là Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong xử lý vi phạm về khai thác cát trên các tuyến sông này. Đây là một hoạt động mạnh của các cơ quan chức năng tỉnh nhằm kiểm soát, tổ chức truy quét, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Vừa qua, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), phiên họp toàn thể Diễn đàn Than Asean lần thứ 13 (gọi tắt là AFOC 13) đã chính thức diễn ra. Đây là hoạt động thường niên trong khuôn khổ cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN về năng lượng với sự tham gia đầy đủ của đại diện tất cả các nước thành viên ASEAN và được luân phiên tổ chức hàng năm.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 25 khu vực hoạt động khoáng sản không thuộc nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác từ năm 2003 đến năm 2010
Nhằm quản lý chặt chẽ tình trạng quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt hoạt động này.
Sau gần 1 năm thực hiện Nghị định số 203/NĐ - CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành toàn bộ hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho 100% số mỏ thuộc thẩm quyền của tỉnh với tổng số tiền 1.490 tỷ đồng.
Là cơ quan tham mưu UBND tỉnh Phú Thọ quản lý nhà nước những lĩnh vực liên quan đến chuyên môn về khoa học kỹ thuật, trong những năm vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ luôn trú trọng, quan tâm đến nghiên cứu khoa học để ứng dụng cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Trước thực trạng mất an toàn ở các điểm mỏ khai thác đá ngày càng gia tăng, tỉnh Phú Thọ đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý hoạt động này, kiên quyết thu hồi giấy phép hoặc tạm dừng hoạt động đối với các mỏ khai thác đá vi phạm quy định về khai thác khoáng sản.
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là hoàn thành khoảng 25 đề án thăm dò quặng sắt, đạt mục tiêu khoảng 294 triệu tấn; đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế 2 mỏ quặng sắt quy mô lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); các mỏ quặng sắt quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn; Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, Công ty GET L.t.d phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội thảo tổng kết và bàn giao kết quả thực hiện Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong đánh giá công nghệ đối với một số khoáng chất công nghiệp cơ bản làm chất phụ gia cho ngành công nghiệp thủy tinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn vốn ODA do Chính phủ Cộng hòa Séc tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014.
Đó là niềm vui chung của đại diện 10 tỉnh miền núi được thụ hưởng từ Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” của Chính phủ mà Bộ TN&MT vừa chính thức chuyển giao Giai đoạn I vào sáng 28/11 tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Ngày 15/10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã cùng lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ nghe Ban lãnh đạo của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã báo cáo Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Hồng Hà sau khi nghe Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam báo cáo về Dự thảo Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của Tổng cục diễn ra sáng ngày 30/9. Cùng tham dự với Thứ trưởng có lãnh đạo Cục, Vụ chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sáng 8/9, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển có buổi làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai về việc rà soát một số nội dung để xây dựng các Thông tư quy định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 và các Nghị định đã ban hành. Tham dự có đại điện Vụ Pháp chế Bộ, các Cục, Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai.
Nhằm tháo gỡ một số vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có Văn bản số 1014/ĐCKS-KTĐCKS hướng dẫn các địa phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản.
Nghị định số 203/NĐ-CP quy định về phương pháp tính mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014. Đến nay, gần 6 tháng thực hiện, ghi nhận tại một số địa phương có số lượng lớn giấy phép khoáng sản được cấp cho thấy, số lượng doanh nghiệp đến cơ quan chức năng nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền chỉ tính trên đầu ngón tay.
Theo kết quả địa chất và thăm dò khoáng sản cho thấy Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD). Tuy nhiên, thời gian gần đây việc khai thác khoáng sản này không được quản lý chặt chẽ làm lãng phí nguồn tài nguyên.
Công trình cầu Kim Xuyên hiện đang thi công chuẩn bị đến giai đoạn hợp long, cầu được xây dựng bắc qua sông Lô nối xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sang xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản 2 tỉnh cho thấy: