Thực trạng nguồn thu ngân sách không tương xứng với mức độ khai thác khoáng sản, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cho nước ta phải có một hệ thống quản lý, giám sát và minh bạch trong hoạt động này.
Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 theo Quyết định số 567 ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố đang đẩy mạnh sản xuất và nhân rộng như: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội, Ninh Bình…
Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định cụ thể hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khai thác cát trái phép.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có Công văn yêu cầu Công an thành phố, các sở: Giao thông – Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát lòng sông.
Công tác quản lý Tài nguyên Khoáng sản trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và chủ động triển khai nên tính hiệu lực, hiệu quả ngày càng nâng cao;
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 03 con sông lớn chảy qua đó là, Sông Lô, Sông Đà, Sông Hồng, cùng với đó là nguồn tài nguyên cát, sỏi phong phú đảm bảo chất lượng để làm vật liệu phục vụ cho các công trình hạ tầng, giao thông, xây dựng và nhu cầu dân sinh trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay (13/03): Ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thanh Ba diễn ra khá phức tạp. Nguyên nhân vì nguồn lợi nhuận mang lại rất lớn nên các đối tượng cố tình vi phạm với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng.
Theo Điều 19, Chương III Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản ngày 29 tháng 11 năm 2016, trước khi trình phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phải lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 116 mỏ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó: 01 giấy phép khai thác than nâu; 16 giấy phép khai thác kaolin - felspat; 06 giấy phép khai thác khoáng chất công nghiệp; 11 giấy phép khai thác sắt; 31 giấy phép khai thác đá xây dựng; 06 giấy phép khai thác đá làm nguyên liệu ximăng; 30 giấy phép khai thác sét gạch ngói; 14 giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông; 01 giấy phép khai thác nước khoáng nóng.
Bức tranh khai khoáng Việt Nam đã được vẽ nên với nhiều mảng màu như tham nhũng, trốn thuế, quản lý nguồn thu thiếu hiệu quả và gây các tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội. Để trở nên tươi sáng hơn, ngành khai khoáng cần minh bạch hóa hơn nữa.
Những văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản đã được ban hành, hành lang pháp lý đã được tạo dựng khá đầy đủ song công tác quản lý nguồn tài nguyên này vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là trong bối cảnh tài nguyên khoáng sản vẫn thất thoát, môi trường bị hủy hoại, người dân nhiều nơi vẫn đói nghèo…
Việc khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng được nguồn nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng hiện nay; tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa cũng như đem lại nhiều lợi nhuận cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ việc khai thác đá đem lại thì những mặt trái của nó cũng không hề nhỏ, cụ thể như khai thác đá đã tác động tiêu cực đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm không khí ... làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Mặt khác còn gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình lân cận.
Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường, sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự nỗ lực cố gắng của các tầng lớp nhân dân trong huyện nên công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhờ đó đã chấn chỉnh, đưa hoạt động khoáng sản đi vào nề nếp hơn, đáp ứng nhu cầu khoáng sản về vật liệu xây dựng của huyện và một phần của các huyện lân cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều các cơ sở sản xuất gạch đất nung, trong thời gian vừa qua đã cung cấp kịp thời sản phẩm gạch đất nung đáp ứng một phần cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, có đóng góp cho ngân sách địa phương (thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế môn bài,…). Trong các cơ sở sản xuất gạch nung có nhiều đơn vị đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác vùng nguyên liệu, còn nhiều đơn vị chưa được cấp phép vùng nguyên liệu.
Hoạt động kinh doanh bến bãi trên các tuyến sông có những diễn biến phức tạp là tình trạng chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Phú Thọ. Vấn đề này hiện nay được nhiều cơ quan báo chí phản ánh trên các phương tiện truyền thông, trong đó có một số bài báo phản ánh chưa đúng thực tế, gây bức xúc trong công luận. Hoạt động kinh doanh bến bãi trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Đây là quy định mới được đưa ra tại dự thảo Thông tư quy định về xuất khẩu khoáng sản đang được Bộ Công Thương xây dựng. Cụ thể, dự thảo nêu rõ, khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định và có tên trong Danh mục khoáng sản xuất khẩu; có nguồn gốc hợp pháp.
Theo Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, từ nay đến năm 2020, tỉnh này sẽ thăm dò đánh giá trữ lượng và khai thác thêm 35 mỏ, điểm mỏ khoáng sản mới.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khá phong phú về chủng loại khoáng sản trong đó phải kể đến đá vôi làm vật liệu xây dựng. Đá vôi ở tỉnh Phú Thọ có quy mô không lớn nhưng chất lượng đảm bảo làm vật liêu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng. Đá vôi được phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng. Đá vôi có khu vực tạo thành những núi đá (Thanh Sơn, Yên Lập) có khu vực hình thành dưới mặt xâm thực địa phương (Cẩm Khê, Thanh Ba) các mỏ có phương kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đá vôi màu xám sáng đến xám đen vi hạt đến hạt nhỏ, phân lớp mỏng đến trung bình, đôi chỗ bị hoa hoá, có xen kẹp lớp đá vôi sét hoặc sét vôi phân lớp mỏng, các đá này thường bị karst hoá mạnh. Chiều dày khoảng 650 m. Đá vôi bị biến chất yếu, có màu xám sáng đến xám đen, kiến trúc hạt biến tinh, cấu tạo định hướng yếu.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 21/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.