Tin được xem nhiều

Trang nhất » Tin Tức » Môi trường

Hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại COP 26

Thứ sáu - 02/06/2023 16:26
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan - Đoàn TP Hà Nội cho rằng, để triển khai cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh COP 26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sau khi có các kế hoạch cụ thể các mục tiêu rõ ràng, phân định trách nhiệm các bên liên quan.

 

Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về phát triển KT- XH và Ngân sách Nhà nước diễn ra vào ngày 31/5 – 1/6, Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, diễn biến nhanh và phức tạp, hậu quả khó đoán định, gây ảnh hưởng nặng nề trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đến mọi mặt đời sống xã hội, sinh kế của người dân.

Theo Đại biểu, trong 11 nhiệm vụ trọng tâm bao trùm các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đề ra trong thời gian sắp tới thì có nhiệm vụ số 6 đã thể hiện Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai chiến lược, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng. Đại biểu cho rằng, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, rất cần thiết, cần phải nỗ lực triển khai thường xuyên để đảm bảo sự chủ động thích ứng, bảo vệ cộng đồng, môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn, ổn định, phát triển đời sống kinh tế - xã hội quốc gia và để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26, để thể hiện một đất nước Việt Nam trách nhiệm, hành động, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Đánh giá rất cao các chương trình và nhóm giải pháp tổng thể của Chính phủ để thực hiện hành động ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh COP 26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sau khi có các kế hoạch cụ thể các mục tiêu rõ ràng, phân định trách nhiệm các bên liên quan.

1

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận

Cụ thể, thứ nhất là cơ chế giám sát, đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, đôn đốc, kiểm tra tính hiệu quả của mỗi chương trình.

Thứ hai là cần ứng dụng công nghệ số, khoa học dữ liệu và giải pháp thông minh trong hành động của Việt Nam, có chính sách quy hoạch và phát triển dài hạn, lồng ghép mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm phát thải.

Thứ ba là cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp cho ngành nông nghiệp vì đây là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chiếm gần 20% GDP, liên quan rộng đến nhiều bộ phận xã hội trong cả nước, 54% dân số lao động và gần 35% diện tích đất của cả nước, vừa là ngành chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu lại đồng thời là ngành tạo ra lượng phát thải lớn chiếm 10 đến 25%.

Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, Đại biểu chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ý kiến của cử tri huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai nói riêng và một số huyện ngoại thành Hà Nội về việc hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo Nghị định số 94 của Chính phủ. Nghị định này đã giúp Hà Nội và nhiều địa phương tháo gỡ được nhiều vấn đề về phát triển nông nghiệp. Hà Nội đã rất quyết tâm chỉ đạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn tồn tại một số điểm hạn chế như: để chuyển đổi cơ cấu thì các tỉnh phải báo cáo với các bộ hàng năm nên địa phương thiếu tính chủ động, cần có hướng dẫn.

Do đó, cử tri đề nghị cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc lắp đặt hệ thống nhà màng, nhà lưới; quy định mật độ xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển sản xuất như nhà sơ chế, nhà tạm và bảo vệ... Cần có quy định rõ hơn việc chuyển đổi đất trồng lúa sang chăn nuôi....

Cử tri và địa phương đề nghị phân cấp cho tỉnh, địa phương được chủ động quyết định chuyển đổi nội hàm cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Quyết định tỷ lệ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ trong nội bộ đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao.

 

 

 

Tác giả bài viết: Thúy Nhi

Nguồn tin: Theo công thông tin điện từ Bộ TN&MT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bản đồ giá đất
Quyết định khu vực cấm, phương án khai thác khoáng sản
Công bố các văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường
Công bố quy hoạch sử dụng đất tỉnh phú thọ đến năm 2020
Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh phú thọ
Bản đồ hành chính

Tra tin theo ngày tháng

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
2022 << 9/2023 >> 2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cổng TTDT Chính phủ
Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ
Dịch vụ công trực tuyến Bộ TN và MT
Dịch vụ công trực tuyến
Du lịch Phú Thọ
Tài liệu tuyên truyền pháp luật
Cục Công nghệ thông tin
Cục đo đạc và bản đồ
Cục bảo vệ môi trường
Chung tay phòng, chống Đại dịch COVID
Thông tin chỉ đạo điều hành
Dự báo thời tiết

Thống kê truy cập

vay cong so Đang truy cập : 115

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 113


thời trang công sở Hôm nay : 12434

thoi trang han quoc Tháng hiện tại : 867493

4 Tổng lượt truy cập : 40359208

Bảng giá đất


san panel thi công nhà xưởng nồi hơi tầng sôi thi công trần nhà Chung cư Sunrise City Lê Văn Lương chung cư thương mại Dự án chung cư Đồng Phát Park View Vinhomes Riverside Hải Phòng Vinhomes metropolis Liễu Giai Dự án Vinhomes dong phuc Giá máy làm đá viên Máy bào đá tự động may lam da nắp hố ga đầu cáp ngầm 24kv